google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Có được nợ lương nhân viên do ảnh hưởng của dịch Covid-19?

Có được nợ lương nhân viên do ảnh hưởng của dịch Covid-19?

Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Không chỉ sức khỏe con người mà nền kinh tế thế giới cũng bị đình trệ và chịu ảnh hưởng hết sức to lớn, trong đó có Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngưng, giải thể do không thể tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Những doanh nghiệp còn hoạt động cũng lao đao và đang gồng mình để duy trì sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã phải cho nhân viên nghỉ việc nhưng doanh thu vẫn không đủ để chi trả chi phí và lương cho những nhân viên còn tiếp tục làm việc. Vậy trong trường hợp này "Có được nợ lương nhân viên do ảnh hưởng của dịch Covid-19?".
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc này cho doanh nghiệp và người lao động.

1. Nguyên tắc trả lương của doanh nghiệp

Theo quy định của Bộ luật Lao động, doanh nghiệp có nghĩa vụ trả lương cho nhân viên đang làm việc tại  doanh nghiệp mình. Nguyên tắc trả lương được thực hiện theo quy định tại Điều 96, cụ thể như sau:
  • Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn.
  • Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì được trả chậm không quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, doanh nghiệp được trả chậm lương cho nhân viên nhưng chỉ áp dụng cho những trường hợp đặc biệt. Vậy những trường hợp đặc biệt nào được trả chậm lương? 


2. Dịch bệnh Covid-19 có được coi là trường hợp đặc biệt để nợ lương?

Theo hướng dẫn tại Điều 24, Nghị định 05/2015/NĐ-CP, "Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động". Vậy dịch Covid-19 có được coi là trường hợp bất khả kháng để chậm trả lương?
Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép". Như vậy, với tình hình thực tế, dịch bệnh Covid-19 diễn ra bất ngờ khiến các doanh nghiệp tại Việt Nam không thể lường trước. Nếu các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do Covid-19, dù đã tìm mọi biện pháp khắc phục, áp dụng mọi phương pháp để hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn lâm vào tình trạng khó khăn thì đây có thể coi là trường hợp bất khả kháng để chậm trả lương nhân viên.


3. Trả lương cho nhân viên do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Nếu dịch Covid-19 được coi là một trường hợp bất khả kháng thì việc trả lương nhân viên trong các doanh nghiệp bị hưởng được thực hiện như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Điều 24, Nghị định 05/2015/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì lý do bất khả kháng thì có thể trả chậm lương cho nhân viên nhưng không được quá 01 tháng. Trường hợp này, doanh nghiệp phải trả thêm cho nhân viên do trả chậm lương, cụ thể như sau:
  • Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
  • Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương
Hi vọng những nội dung nêu trên sẽ giúp doanh nghiệp và người lao động tháo gỡ những thắc mắc của mình. Và hơn hết, chúc doanh nghiệp và người lao động cùng chung tay, đồng lòng để cùng nhau vượt qua thời kì khó khăn, cùng đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Trân Trọng!

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm: 5/5 Dựa trên 5 Đánh giá

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600