google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Đăng ký quyền tác giả như thế nào

Đăng ký quyền tác giả như thế nào
Đăng ký quyền tác giả như thế nào nhằm khuyến khích, làm giàu và phổ biến di sản văn hóa quốc gia. Sự phát triển của một đất nước phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sáng tạo của người dân và việc khuyến khích sáng tạo cá nhân, phổ biến các sáng tạo đó là điều kiện thiết yếu đối với quá trình phát triển.
Bản quyền là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển. Thực tế đã chỉ ra rằng việc phổ biến di sản văn hóa quốc gia phụ thuộc trực tiếp vào mức độ bảo hộ đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Số lượng sáng tạo trí tuệ của một quốc gia càng nhiều thì quốc gia đó càng rạng danh; số lượng các tác phẩm văn học nghệ thuật càng nhiều thì lực lượng những người hiệp đồng hỗ trợ (nghệ sỹ biểu diễn, nhà sản xuất chương trình ghi âm, tổ chức phát thanh truyền hình) trong ngành công nghiệp sách báo, băng hình, đĩa nhạc và giải trí càng nhiều, và cuối cùng thì việc khuyến khích sáng tạo trí tuệ là một trong những điều kiện tiên quyết cơ bản của  quá trình phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.

=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty

I. Quyền tác giả là gì? Tại sao phải đăng ký quyền tác giả?

1. Khái niệm quyền tác giả.

Theo khái niệm chung của cả nước thì quyền tác giả hay tác quyền là bản quyền hoặc độc quyền của tổ chức, tập thể, cá nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu được gọi là bản quyền tác giả.

Quyền tác giả được hiểu như là một nhóm các quyền, bao gồm các quyền nhân thân và các quyền tài sản. Các quyền tài sản được gọi là “độc quyền” khai thác hoặc cho người khác “độc quyền” khai thác tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả. Các quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm) sẽ được bảo hộ vô thời hạn.

=> Tham khảo bài viết Công ty là gì?

2. Tại sao phải đăng ký quyền tác giả?

 

Đăng ký bản quyền tác giả hay còn gọi là bảo hộ quyền tác giả có nghĩa là sẽ đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm của mình như: Ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó,…Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi phải có sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Việc thực hiện đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận, ghi nhận cho sự sáng tạo của con người bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng nhằm động viên tinh thần cho người sáng tạo.

Một tác phẩm được tạo ra có tính sáng tạo, độc đáo, có giá trị và được nhiều người tiếp nhận đồng nghĩa với việc sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tác giả và chủ sở hữu. Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm, tránh trường hợp bị sao chép, lợi dụng vì mục đích thu lợi nhuận bất hợp pháp khác.

=> Tham khảo thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm

II. Những đối tượng nào được đăng ký bảo hộ quyền tác giả?

Trên thực tế, luật bản quyền của tất cả các quốc gia quy định bảo hộ đối với các loại tác phẩm sau:
  • Tác phẩm văn học: Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, tác phẩm sân khấu và các loại văn viết khác bất kể nội dung là gì (hư cấu hay không hư cấu), độ dài, mục đích (giải trí, giáo dục, thông tin, quảng cáo, tuyên truyền…), hình thức (viết tay, đánh máy, in, sách, tờ rơi, báo, tạp chí), được xuất bản hay không xuất bản; tại hầu hết các quốc gia “các tác phẩm truyền miệng” là những tác phẩm không được viết, ghi lại cũng được luật bản quyền bảo hộ.
  • Tác phẩm âm nhạc: nhạc nhẹ hay nhạc bác học: Bài hát, đồng ca, opera, phổ nhạc, nhạc kịch hài; giảng dạy âm nhạc, bất kể cho một nhạc cụ (solo), một nhóm nhạc cụ (sonata, nhạc thính phòng…), hoặc nhiều nhạc cụ (một ban nhạc, một dàn nhạc);
  • Tác phẩm nghệ thuật tạo hình: hai chiều (như bức tranh, bản vẽ, bản khắc axit, tờ in lito…) hoặc không gian ba chiều (điêu khắc, tác phẩm kiến trúc) bất kể nội dung (hiện thực hay trừu tượng) và mục đích (“thuần túy” nghệ thuật, quảng cáo…);
  • Bản đồ và các hình vẽ kỹ thuật;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh: bất kể mục đích và đối tượng (chân dung, phong cảnh, sự kiện…);
  • Phim ảnh (“tác phẩm điện ảnh”): kể cả phim câm hoặc phim có lồng tiếng và bất kể mục đích của các bộ phim (triển lãm sân khấu, truyền hình…) thể loại (phim truyện, phim tài liệu, phim thời sự…) độ dài, phương pháp làm phim (phim “trực tiếp”, phim hoạt hình…) hay công nghệ áp dụng (phim nhựa, băng video, đĩa DVD…);
  • Chương trình máy tính (hoặc được bảo hộ như một tác phẩm văn học hoặc được bảo hộ như một chương trình máy tính độc lập).

=> Tham khảo quy trình thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

III. Ai được quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả?

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ để đăng ký quyền tác giả, tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả.

=> Tham khảo bài viết quy định Doanh nghiệp là gì?

IV. Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả bao gồm những gì và giải quyết trong bao nhiêu ngày?

1. Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả (đọc kỹ hướng dẫn ghi thông tin sau mỗi tờ khai);
  • 02 bản sao tác phẩm đăng ký bảo hộ quyền tác giả;
  • Giấy uỷ quyền, nếu người thực hiện nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có các đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

2. Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối đơn thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

=> Tham khảo dịch vụ luật sư tư vấn

V. Lệ phí đăng ký bản quyền tác giả.

Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

VI. Dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền tác giả.

HGP Law với nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục đăng ký quyền tác giả, chúng tôi cam kết sẽ đưa đến quý khách hàng đến với dịch vụ trọn gói tốt nhất và chi phí hợp lý nhất, bảo mật tốt nhất , bao gồm :
  • Tư vấn, kiểm tra thẩm định về các đối tượng tác phẩm mà bạn dự định bảo hộ;
  • Tư vấn về điều kiện để đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của bạn;
  • Tư vấn các thủ tục liên quan đến đăng ký bảo hộ quyền tác giả;
  • Thực hiện soạn hồ sơ bảo hộ quyền tác giả;
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ quyền tác giả;
  • Trả kết quả cho khách hàng và tư vấn các vấn đề liên quan khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề “đăng ký bảo hộ quyền tác giả”. Rất mong hữu ích cho quý bạn đọc tham khảo.

=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH;  Thành lập công ty cổ phần

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm cho bài viết này

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600