Khi có dự định triển khai hoạt động kinh doanh, việc đầu tiên mà các chủ thể cần làm là thành lập công ty. Vậy công ty là gì? Có những loại hình công ty nào? Đặc điểm pháp lý của công ty như thế nào? Bài viết dưới đây, HGP LAW sẽ cung cấp những thông tin cơ bản để giúp khách hàng trả lời những câu hỏi trên.
=> Tham khảo bài viết để hiểu pháp luật là gì?
I. Công ty là gì?
Công ty là 1 loại hình tổ chức kinh tế có sự liên kết giữa các nhà đầu tư để cùng góp vốn, kinh doanh, chịu trách nhiệm và hưởng các lợi ích kinh doanh. Công ty có tư cách pháp nhân.
Khi bắt đầu kế hoạch kinh doanh, mọi người hay lựa chọn thành lập công ty thay vì lựa chọn các mô hình khác như hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân.
II. Phân loại theo đặc điểm pháp lý của công ty
Theo quy định của Luật doanh nghiệp, ở Việt Nam có các loại hình công ty sau:
-
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) bao gồm: TNHH 1 thành viên và TNHH 2 thành viên trở lên
-
Công ty cổ phần
-
Công ty hợp danh
Trên thực tế, có công ty mẹ và công ty con nhưng đây chỉ là cách gọi theo sở hữu vốn góp của tổ chức trong một công ty. Còn bản chất, việc tổ chức thành lập công ty mẹ, công ty con vẫn theo một trong những loại hình đã nêu ở trên.
=> Tham khảo: Thành lập công ty TNHH; Thành lập công ty cổ phần
III. Đặc điểm pháp lý của công ty
1. Đặc điểm pháp lý của công ty TNHH 1 thành viên
Theo Mục 2, chương III, Luật doanh nghiệp, Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp với những đặc điểm pháp lý như sau:
Về thành viên: là công ty do 01 cá nhân hoặc tổ chức góp vốn thành lập gọi là chủ sở hữu công ty
Về chế độ chịu trách nhiệm: chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
Về quyền phát hành cổ phần: Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
Về ưu điểm của công ty TNHH 1 thành viên:
-
Chủ sở hữu công ty được toàn quyền quản lý, quyết định mọi vấn đề nên chủ động trong việc điều hành công ty
-
Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp nên ít rủi ro cho chủ sở hữu so với doanh nghiệp tư nhân
Về nhược điểm của công ty TNHH 1 thành viên:
-
Khả năng huy động vốn thấp hơn so với công ty cổ phần
-
Khi muốn huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình công ty
2. Đặc điểm pháp lý của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Theo quy định tại Mục 1, Chương III, Luật doanh nghiệp, đặc điểm pháp lý của công ty TNHH 2 thành viên trở lên như sau:
Về thành viên: Công ty TNHH 1 thành viên trở lên phải có ít nhất 02 thành viên và không quá 50 tham gia góp vốn. Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức
Về chế độ chịu trách nhiệm: Công ty chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Về quyền phát hành cổ phần: công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành cổ phần để huy động vốn
Về ưu điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
-
Có khả năng huy động vốn cao hơn so với công ty TNHH 1 thành viên
-
Các thành viên tham gia góp vốn ít phải chịu rủi ro vì chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn
-
Việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật nên kiểm soát được vốn trong công ty, hạn chế sự gia nhập của các thành viên lạ
Về nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
-
Cơ cấu tổ chức và quản lý chặt chẽ và phức tạp hơn so với công ty TNHH 1 thành viên. Nhiều thành viên nên việc điều hành đôi khi gặp trở ngại do bất đồng ý kiến trong công ty
-
Khả năng huy động vốn thấp hơn so với công ty cổ phần. Vì chịu sự quản lý chặt chẽ trong việc chuyển nhượng vốn nên việc thực hiện thủ tục hành chính phức tạp
3. Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần
Theo quy định tại Chương V, Luật doanh nghiệp, công ty cổ phần có những đặc điểm pháp lý sau:
Về thành viên: công ty cổ phần cần ít nhất 03 thành viên góp vốn thành lập và không hạn chế số lượng tối đa. Những thành viên này có thể là cá nhân hoặc tổ chức, được gọi là cổ đông công ty.
Về vốn công ty: Vốn của công ty cổ phần được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Vốn điều lệ công ty là tổng mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng kí thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng kí mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Về chế độ chịu trách nhiệm: các cổ đông trong công ty cổ phần chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
Về quyền phát hành chứng khoán: công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu, trái phiếu và đưa lên sàn giao dịch chứng khoán.
Về ưu điểm của công ty cổ phần:
-
Dễ dàng huy động vốn do không giới hạn cổ đông góp vốn và có nhiều phương thức huy động vốn khác.
-
Các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp nên ít chịu chế độ rủi ro hơn
-
Linh hoạt trong quản lý vốn, do các cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần
-
Phù hợp với những mô hình hoạt động kinh doanh lớn, có quy mô và cần huy động nhiều vốn
Về nhược điểm của công ty cổ phần:
-
Cơ cấu tổ chức và quản lý phức tạp do quy mô công ty lớn, khó quản lý và vận hành
-
Vì tự do chuyển nhượng cổ phần nên dễ chia các nhóm cổ đông với các lợi ích khác nhau trong công ty
-
Các cổ đông trong công ty không có sự tin tưởng và gắn kết như công ty hợp danh
4. Đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh
Theo quy định tại Chương VI, Luật doanh nghiệp, công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp với những đặc điểm pháp lý sau:
Về thành viên:
-
Có ít nhất 02 thành viên hợp doanh là cá nhân cùng góp vốn, cùng nhau kinh doanh và liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Tất cả thành viên hợp danh trong công ty đều là đại diện theo pháp luật của công ty
-
Ngoài thành viên hợp danh còn có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức
Về chế độ chịu trách nhiệm:
-
Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
-
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trogn phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Về quyền phát hành chứng khoán: Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Nếu có nhu cầu huy động vốn thì công ty kết nạp thêm thành viên hoặc huy động vốn từ các thành viên trong công ty.
Về ưu điểm của công ty hợp danh:
-
Các thành viên hợp danh thường quen biết nhau nên sự tin tưởng lẫn nhau lớn tạo ra sự dễ ràng trong hoạt động quản lý. Bên cạnh đó, các thành viên dễ dàng kết hợp với nhau trong quá trình làm việc tạo ra hiệu quả cao trong công việc.
-
Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài sản nên dễ dàng tạo ra sự tin cậy đối với khách hàng hoặc với đối tác khi kinh doanh.
-
Công ty hợp danh có cơ cấu tổ chức nhỏ, dễ quản lý.
Về nhược điểm của công ty hợp danh:
-
Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán nên hạn chế về các phương án huy động vốn góp.
-
Mô hình quản lý nhỏ nên không phù hợp với những kế hoạch kinh doanh lớn và có quy mô
-
Các thành viên hợp danh chịu nhiều rủi ro vì chế độ chịu trách nhiệm vô hạn.
Hi vọng với những thông tin trên, các bạn có thể nắm bắt được những đặc điểm pháp lý cơ bản của các loại hình công ty để có những lựa chọn đúng đắn nhất khi thành lập công ty.
Để được tư vấn và hỗ trợ về thành lập công ty, có thể liên hệ với HGPLAW. Chúng tôi cung cấp Dịch vụ Thành lập công ty uy tín và chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Hoặc tham khảo: Thành lập công ty
Trân Trọng!
=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?
=> Tham khảo bài viết hướng dẫn thủ tục thành lập công ty
Gửi yêu cầu tư vấn
CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN
Hà Nội
Luật sư, Doanh nghiệp, SHTT
Hotline: 0973931600
Email: info@luathgp.com
Kế toán
kê khai, báo cáo thuế
Hotline: 0981 545 400
Email: ketoan@luathgp.com
Quảng Ninh
Doanh nghiệp, đầu tư, giấy phép
Hotline: 098 456 0266
Email: quangninh@luathgp.com
Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch