google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Khu công nghiệp Hải Phòng

Khu công nghiệp Hải Phòng

Bạn đang tìm kiếm các khu công nghiệp Hải Phòng và những khu này có đặc điểm gì? Cách đăng ký công ty trong khu công nghiệp ra sao thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.

THAM KHẢO BÀI VIẾT HỮU ÍCH
Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng
Thủ tục Thành lập công ty tại Hải Phòng
Dịch vụ xin giấy phép lao động tại Hải Phòng

Nước ta đang ngày một phát triển đi lên nhờ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi một tỉnh thành của Việt Nam hầu như đều có ít nhất từ một đến một vài khu công nghiệp. Bạn đang có ý định thành lập công ty trong khu công nghiệp nhưng không biết cách đăng ký, quy trình thủ tục? Hay khu công nghiệp ở Hải Phòng có những khu nào, đặc điểm của từng khu ra sao? Hãy cùng nhau tham khảo qua phần dưới đây của bài viết để giải đáp thắc mắc của bạn.
(Khu công nghiệp Hải Phòng - nơi tập trung nhiều Khu công nghiệp lớn)

1. Giới thiệu khu công nghiệp Hải Phòng

Có lẽ bạn cũng biết, Hải Phòng là 1 trong những thành phố có nền kinh tế trọng điểm không chỉ tại khu vực miền Bắc mà còn trên toàn quốc gia. Do Hải Phòng là một trong 5 nơi có nhiều khu công nghiệp với quy mô lớn nhất nước ta.
Tại Hải Phòng, hiện nay nơi đây có hơn 12 khu công nghiệp lớn nhỏ đã đi vào hoạt động hoặc đang trong quá trình xây dựng. Hãy cùng nhau điểm qua các khu công nghiệp Hải Phòng và đặc điểm của các khu này ở phần dưới đây.

=> Tham khảo: Thành lập công ty TNHH;  Thành lập công ty cổ phần

2. Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng

Khu công nghiệp Hải Phòng đầu tiên chính là Nomura. Khu công nghiệp này được thành lập vào năm 1994 dưới sự liên doanh giữa Nhật và Việt Nam. Khu công nghiệp có quy mô 153ha, thời gian hoạt động 50 năm.

Do đây là khu công nghiệp đầu tiên nên mó nằm cạnh đường đi Hà Nội với 13km - quốc lộ 5. Các doanh nghiệp chỉ với 15m là đến trung tâm thành phố Hải Phòng.
 

(Khu công nghiệp Hải Phòng - Nomura)
Khu công nghiệp này do Nhật đầu tư nên ưu tiên rất quan tâm đến môi trường và công nghệ cao. Nên Nomura chủ yếu là các công ty về điện tử, công nghiệp nhẹ hoặc các hoạt động sản xuất ít tác hại đến môi trường.
=> Tham khảo thông tin chi tiết về khu công nghiệp Nomura

3. Khu công nghiệp Đình Vũ

Đây là khu công nghiệp được thành lập từ năm 1997 tại quận Hải An và có quy mô 945 ha.
Khu công nghiệp này là sự liên doanh giữa tập đoàn AIG Mỹ và Việt Nam. Đình Vũ là cảng cho container, hàng rời, hàng tổng hợp, cảng hàng lỏng. Nơi đây thích hợp cho các doanh nghiệp về vận tải, làm kho bãi.
=> Thông tin chi tiết về khu công nghiệp Đình Vũ

Phối cảnh khu công nghiệp Đình Vũ

4. Khu công nghiệp Đồ Sơn

Khu công nghiệp Hải Phòng - Đồ Sơn cũng được thành lập năm 1997 nhưng đến năm 2004 mới chính thức đi vào hoạt động. Đồ Sơn là sự liên doanh giữa Hồng Kông và Việt Nam.
Khu công nghiệp này nằm ở ven đại lộ Hoa Phượng. Quy mô của Đồ Sơn khoảng 150 ha. Nơi đây tập trung chủ yếu các nhà máy sản xuất của nhiều công ty của các nước từ châu Á: Hàn, Nhật cho đến các nước châu Âu và châu Mỹ.
=> Tham khảo bài viết chi tiết về khu công nghiệp Đồ Sơn

Phối cảnh khu công nghiệp Đồ Sơn

5. Khu công nghiệp An Dương

An Dương lag một khu công nghiệp Hải Phòng lớn với quy mô lên đến 800 ha. Khu công nghiệp An Dương thành lập vào năm 2008 tại thị xã Đồ Sơn.
Khu công nghiệp này tập trung phát triển các nhà máy sản xuất thân thiện với môi trường.  Do đó các ngành: điện, điện lạnh, hàng tiêu dùng cao cấp được tập trung sản xuất tại đây
=> Tham khảo bài viết chi tiết về khu công nghiệp An Dương
 

(Khu công nghiệp An Dương tập trung các công ty ngành sản xuất thân thiện với môi trường)

6. Khu công nghiệp Hải Phòng - đô thị Tràng Cát

Đây là khu công nghiệp bao gồm nhiều mô hình: khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu đô thị và cả khu vui chơi giải trí. Đô thị Tràng Cát là khu công nghiệp có quy mô lên đến 1000 ha. Trong đó khu công nghiệp chiếm khoảng 300ha.
Do là khu công nghiệp gần khu dân cư nên ở đây tập trung các nhà máy sản xuất đồ tiêu dùng cao cấp, công nghiệp sạch, công nghệ thông tin, ngành sản xuất kỹ thuật cao… Điều này góp phần tạo nên khu đô thị sang trọng, hiện đại, thân thiện môi trường và phát triển bền vững.
=> Tham khảo điều kiện thành lập công ty tại Hải Phòng
(Khu công nghiệp Hải Phòng - khu đô thị Tràng Cát)

7. Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng

Đây là một trong những khu công nghiệp lớn do quy mô lên đến 1.500 ha. Khu công nghiệp này nằm ở vị trí chiến lược - phía Bắc sông Cấm.
Đồng thời bên trong khu công nghiệp còn có khách sạn, khu thương mại, trung tâm mua sắm, y tế, trung tâm tài chính. Khu công nghiệp này hướng đến các ngành công nghiệp sạch: điện - điện tử, công nghệ thông tin, dược…
=> Tham khảo bài viết chi tiết về khu công nghiệp Vsip Hải Phòng
(Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng)

8. Khu công nghiệp Deep C Hải Phòng

Dự án được xây dựng trên tổng diện tích hơn 600ha với mức tổng vốn đầu tư lên tới hơn 141 triệu USD. Sau một thời gian khẩn trương xây dựng, tới nay, Deep C 2 đã sẵn sàng chào đón sự đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt là trong các lĩnh vực ưu tiên: linh kiện ngành năng lượng tái tạo, sản xuất ô tô và phụ tùng, hóa dầu, công nghiệp phụ trợ,…

Địa chỉ: tọa lạc tại phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP.Hải Phòng

Khởi công năm 2018, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng

=> Tham khảo bài viết chi tiết về khu công nghiệp Deep C Hải Phòng


Phối cảnh khu công nghiệp Deep C Hải Phòng

9. Các khu công nghiệp Hải Phòng khác

Ngoài ra tại Hải Phòng còn có các khu công nghiệp khác như:
  • Khu công nghiệp Vĩnh Niệm tại Quận Lê Chân
  • Khu công nghiệp Đặng Cương tại An Dương
  • Khu công nghiệp Sở Dầu - quận Hồng Bàng
  • Khu công nghiệp An Tràng - An Lão
  • Khu công nghiệp Gia Minh tại Thủy Nghiêm
  • Khu công nghiệp Trường Sơn tại An Lão
  • Khu công nghiệp Tân Liên tại Vĩnh Bảo
  • Khu công nghiệp tại Tiên Lãng: Tân Cường và thị trấn Tiên Lãng
  • Cụm khu công nghiệp đóng tàu với trọng tải từ 30.000 tấn tại An Thọ và An Lão
(Cụm khu công nghiệp đóng tàu tải trọng 3.000 tấn tại Hải Phòng)
  • Khu công nghiệp Nam Cầu Kiệu tập trung các công ty đầu tư xây dựng và hạ tầng kỹ thuật
  • Cụm khu công nghiệp Nam Đình Vũ nằm tại quận Đông Hải và Hải An.

10. Quy trình, cách đăng ký công ty trong khu công nghiệp

  1. Đầu tiên, cần phải nắm và hiểu được các pháp lý có liên quan tại khu công nghiệp mong muốn đầu tư. Ngoài ra, chúng ta còn phải nắm được thủ tục xin cấp giấy đầu tư trong khu công nghiệp.
  2. Sau đó mới có thể tiến hành thực hiện thủ tục thành lập công ty hoặc chi nhánh tại khu công nghiệp Hải Phòng. Việc nắm các thủ tục: xin cấp phép lao động, bảo lãnh, xin chấp thuận sử dụng lao động Việt Nam trong khu công nghiệp cũng cần được tìm hiểu rõ ràng.
  3. Sau khi hoàn tất các thủ tục về pháp lý ta mới có thể tiến hành đàm phán chi phí thuê và ký kết hợp đồng thì bạn mới có thể tiến hành xây lắp công ty. Các thủ tục không tên khác: công chứng và sao y các loại giấy tờ, chứng thực hợp pháp hóa lãnh sự, các thủ tục về thuế hay thuê lao động cũng cần được tìm hiểu.
  4. Dưới những thủ tục pháp lý và quy trình đó đòi hỏi một người phải am hiểu về luật. Nên bạn cần có đội ngũ tư vấn hỗ trợ giúp bạn thực hiện các thủ tục này để quy trình diễn ra nhanh hơn. Nếu bạn không biết công ty luật nào uy tín, đủ trình độ chuyên môn thì hãy tham khảo qua: luathpg.com.
=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty tại Hải Phòng
(Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị hỗ trợ về luật uy tín thì hãy tham khảo qua Luật HGP)

Hy vọng thông qua bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích.
Bạn có thể liên hệ với Luật HPG qua website hoặc số hotline: 097.393.1600 để hỗ trợ chi tiết.
Trân Trọng!

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm cho bài viết này

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600