google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI
Bất kỳ một cơ sở, công ty, doanh nghiệp này kinh doanh liên quan đến thực phẩm bắt buộc phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm để kiểm chứng thực phẩm sạch, an toàn được phép lưu thông trên thị trường. Nếu bạn đang có nhu cầu kinh doanh thực phẩm mà còn đang băn khoăn về thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hồ Chí Minh thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật HPG.
Thành phố Hồ Chí Minh nơi tập trung đông dân cư chính là thế nguồn thực phẩm hàng ngày cho thành phố này là khá lớn. Để đảm bảo an toàn sức khỏe thì các cơ sở kinh doanh thực phẩm phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lợi ích của giấy chứng nhận an toàn thực phẩmVới doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thì đây là cơ sở để mọi hoạt động kinh doanh liên quan đến ngành thực phẩm được công nhận và không vi phạm pháp luật. Giúp cho chủ sở hữu bắt buộc phải thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình sản xuất, đóng gói sản phẩm an toàn. Và hơn thế nữa loại giấy phép này giúp các cơ sở kinh doanh được phép bán sản phẩm cho người tiêu dùng.
Không chỉ mang đến lợi ích cho doanh nghiệp mà giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cũng mang đến lợi ích đối với người tiêu dùng. Chọn lựa các cơ sở được cấp giấy phép sẽ là một lời khẳng định đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khách hàng có thể kiểm định và xác nhận nguồn hàng thực phẩm, chất lượng cũng như quy trình sản xuất.
Chính vì những lợi ích trên mà bắt buộc các cơ sở kinh doanh thực phẩm đều phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hồ Chí Minh.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp căn cứ dựa theo Luật an toàn thực phẩm năm 2010, Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Nghị định 115/2018/NĐ-CP. Trong đó quy định những điều kiện cần để được phép cấp giấy phép bao gồm:
Trước khi tìm hiểu đến quy trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hồ Chí Minh gồm những bước nào, làm gì thì đầu tiên bạn cần phải xác định xem bộ hồ sơ mình bao gồm những loại giấy tờ này. Đây là bước đầu tiên cơ bản và yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đầy đủ, cẩn trọng và chi tiết nhất.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Hồ Chí MinhHồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và toàn quốc nói chung bao gồm:
Trên đây, Luật HPG đã giới thiệu đến cho khách hàng toàn bộ giấy tờ cần chuẩn bị để hoàn chỉnh bộ hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy chuẩn bị đầy đủ để tránh quá trình nộp hồ sơ cho cơ quan chức năng bị trả về, kéo dài thời gian xin được giấy phép.
Như vậy giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Nếu bạn còn đang băn khoăn về thủ tục xin giấy phép thì hãy tham khảo ngay quy trình 4 bước trong quy trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hồ Chí Minh gồm:
Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩmBước đầu tiên trong quy trình xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm chính là khâu chuẩn bị hồ sơ. Những loại giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ đã được Luật HPG giới thiệu đầy đủ, chi tiết ở trên. Khách hàng nên chú ý đến những loại giấy tờ chứng thực cơ sở vật chất đảm bảo, sức khỏe, nguồn gốc nguyên liệu.
Sau khi bộ hồ sơ đã được hoàn thành thì khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xét duyệt, ở đây khách hàng sẽ nộp đến Cục An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Khách hàng có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gián tiếp.
Hồ sơ sẽ được cơ quan tiếp nhận và xử lý trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trường hợp hồ sơ thiếu, sai sót sẽ được cơ quan hoàn trả lại và khách hàng phải nhanh chóng sửa sai, bổ sung.
Với một bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Cục An toàn thực phẩm sẽ xét duyệt và tổ chức đoàn thẩm định trực tiếp tại cơ sở sinh doanh, sản xuất để kiểm tra. Những nội dung về cơ sở vật chất, nhân lực, sức khỏe nhân viên, chứng nhận tay nghề,…đều phải đảm bảo đúng chính xác như hồ sơ đã được gửi đi.
Để đoán tiếp đoàn được nhanh chóng thì chủ cơ sở kinh doanh cũng cần phải chuẩn bị tất cả các loại giấy tờ bản gốc để đối chiếu như giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận sức khỏe, nghề nghiệp,…
Khi cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm đạt được những yêu cầu về an toàn thực phẩm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận được cấp từ 3-5 ngày sau khi đoàn thẩm định đến cơ sở kinh doanh, sản xuất.
Như vậy với quy trình 4 bước bạn đã hoàn thành xong thủ tục xin cấp giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hồ Chí Minh.
Bên cạnh tìm hiểu về thủ tục xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm tại Hồ Chí Minh gồm những bước nào thì còn rất nhiều vấn đề mà khách hàng quan tâm đến lĩnh vực này. Dưới đây Luật HPG sẽ tiến hành giải đáp một số câu hỏi liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm.
Giải đáp thắc mắc về xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩmKhông, bởi theo quy định thì có một số trường hợp kinh doanh lĩnh vực thực phẩm không cần phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Những trường hợp đó bao gồm:
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và tất cả các tỉnh thành trên cả nước đều quan tâm hàng đầu đến đảm bảo an toàn thực phẩm. Vì thế quy định về xử phạt an toàn thực phẩm được quy định chặt chẽ, chi tiết trong Nghị định số 115/2018/NĐ-CP:
Như vậy, bài viết trên đây Luật HPG đã cung cấp đến cho quý khách hàng những thông tin quan trọng nhất liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hồ Chí Minh. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý này một cách đơn giản nhất. Nếu quý khách hàng đang còn băn khoăn, thắc mắc thì hãy liên hệ trực tiếp với Luật HPG để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng nhất.