google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Quá trình trở thành Luật sư

Quá trình trở thành Luật sư
Có ước mơ và cố gắng theo đuổi ước mơ của mình chính là quãng thời gian tươi đẹp nhất của mỗi người dù quãng thời gian đó có khó khăn và vất vả thế nào. Người thì ước mơ trở thành bác sĩ để cứu giúp mọi người. Người lại ước mơ trở thàn giáo viên để mang con chữ đến với những em nhỏ ở vùng Tây bắc xa xôi. Người lại mong muốn trở nhà du hành vũ trụ để mang tới cho mọi người những thông tin hữu ích về dải ngân hà còn quá xa lạ với mọi người. Nhưng đã có ai mơ ước sau này trở thành Luật sư không? 

=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty

Ấn tượng của tôi về Luật sư là những người đứng trên phiên tòa, dùng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình; là người với phong cách đĩnh đạc và chuyên nghiệp tư vấn cho khách hàng của mình những phương án đầu tư kinh doanh hiệu quả, hỗ trợ khách hàng tháo gỡ những khó khăn pháp lý. Nhưng nghề Luật sư tại Việt Nam chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của mọi người. Nghề Luật sư trong mắt nhiều người chỉ là nghề “cãi thuê”. Mọi người chỉ tìm đến Luật sư khi đã xảy ra tranh chấp pháp lý hoặc đã xảy ra thiệt hại trên thực tế, lúc này sự việc đã rất khó giải quyết. Mặt khác, số lượng Luật sư tại Việt Nam phân bố không đều, chỉ tập trung ở các thành phố lớn, tỷ lệ Luật sư trên đầu người còn thấp.

=> Tham khảo dịch vụ luật sư bào chữa

I. Lịch sử phát triển nghề Luật sư tại Việt Nam

Mọi người thường nghĩ nghề Luật sư là nghề mới xuất hiện tại Việt Nam. Nhưng hoạt động Luật sư tại nước ta đã có từ trước những năm 1945 với việc thực dân Pháp ký Sắc lệnh ngày 25/5/1930 cho phép tổ chức Hội đồng Luật sư tại Hà Nội và Sài Gòn có người Việt tham gia. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 46/SL ngày 10/10/1945 về tổ chức đoàn thể Luật sư. Sau này, ngày 10/10 hàng năm cũng được lấy là ngày Truyền thống Luật sư.

Tại các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959 và 1980 đều thể hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Đây chính là cơ sở pháp lý để xây dựng một văn bản pháp luật về tổ chức luật sư ở Việt Nam. Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức Luật sư. Như vậy, từ năm 1945 đến thời điểm này thì đây chính là văn bản pháp luật tương đối hoàn chỉnh về quy định tổ chức cũng như hoạt động của Luật sư; tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển đội ngũ Luật sư ở Việt Nam. Pháp lệnh năm 1987 cũng tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập các Đoàn Luật sư tại Việt Nam.

Ngày 25/07/2001 Pháp lệnh Luật sư được Ủy ban Thường vụ Quốc Hội thông qua giúp đưa chế định Luật sư tại nước ta lại gần hơn với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý mới nhằm đáp ứng nhu cầu pháp triển ngày càng đa dạng của nghề Luật sư trong điều kiện mới.

Kể từ khi Pháp lệnh Luật sư 2001 ban hành, số lượng Luật sư tại Việt Nam tăng nhanh chóng về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, Pháp lệnh chưa đáp ứng được một cách đầy đủ và toàn diện yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Luật Luật sư 2006 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2007. Vào năm 2009, Liên đoàn Luật sư Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước ngoặt cùng quan trọng trong việc khẳng định vị thế và vai trò của Luật sư trong hoạt động tư pháp cũng như trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Ngày 20/11/2012 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư 2006 được thông qua. Trên tinh thần kế thừa Luật Luật sư 2006, nội dung sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của nghề Luật sư, tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư hành nghề và phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội- nghề nghiệp Luật sư, đảm bảo hoạt động của Luật sư được phát triển ổn định và bền vững.

Có thể nói, về cơ bản, chất lượng của Luật sư tại Việt Nam trong những năm gần đây đã được cải thiện và nâng lên đáng kể nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín và đáng tin cậy cho khách hàng.

=> Tham khảo dịch vụ luật sư Doanh nghiệp

Lịch sử phát triển nghề Luật sư

II. Quá trình trở thành Luật sư

Theo quy định tại Luật Luật sư, tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành Luật sư tại Việt Nam như sau: là Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư. Và người có đầy đủ tiêu chuẩn nêu trên muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. Như vậy, có thể khái quát quá trình trở thành luật sư như sau:

=> Tham khảo dịch vụ luật sư đất đai

Chặng đường trở thành Luật sư tại Việt Nam

1. Quá trình đào tạo trình độ cử nhân luật

Tại Việt Nam có nhiều trường đại học đào tạo trình độ cử nhân Luật với nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau như: Luật kinh tế, Luật dân sự, Luật hình sự… Việc lựa chọn chuyên ngành đào tạo Luật nào không ảnh hưởng tới việc đào tạo Luật sư và quyết định sau bạn sẽ trở thành Luật sư như thế nào? Các bạn có thể tham khảo một số cơ sở đào tạo cử nhân Luật uy tín tại Việt Nam như sau: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa Luật – Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Thương Mại…

Giai đoạn này thường kéo dài 04 (bốn) năm, tùy vào hình thức đào tạo và quá trình học tập của mỗi người.

2. Quá trình đào tạo nghề Luật sư

Tại Việt Nam, Học Viên Tư Pháp là đơn vị duy nhất đào tạo nghề Luật sư, có cơ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Học viện có tổ chức lớp học tại nhiều địa phương nên các bạn có thể đăng ký học tại đó nếu không đủ điều kiện đi lại, tuy nhiên học phí sẽ cao hơn một chút. Trước đây, việc học lớp đào tạo Luật sư tại Học Viện Tư Pháp là 06 tháng nhưng giờ khóa học là 12 tháng. Sẽ có lớp học cuối tuần và lớp học các buổi tối để các bạn đăng ký học cho phù hợp.

Kết thúc chương trình học, nếu đủ điều kiện bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề Luật sư.

3. Quá trình tập sự tại tổ chức hành nghề Luật sư

Trước đây khi chương trình đào tạo Luật sư 06 tháng thì bạn sẽ phải tập sự 18 tháng. Nhưng bây giờ sẽ tham gia tập sự 12 tháng. Người tập sự sẽ đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự và Đoàn Luật sư sẽ có Quyết định tập sự nếu hồ sơ xin tập sự hợp lệ và đủ điều kiện.

Tập sự hành nghề Luật sư là quá trình giúp Luật sư tương lai tiếp xúc với công việc thực tiễn để tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp cũng như hoàn thiện về mặt đạo đức để phục vụ quá trình hành nghề sau này.

4. Quá trình kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư

Kết thúc quá trình tập sự, người tập sự phải tham gia kỳ kiểm tra kết thúc tập sự hành nghề Luật sư do Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức. Liên Đoàn chỉ tổ chức  kì thi tại Khu vực miền Mắc và miền Nam 02 lần/ 01 năm. Thi kết thúc tập sự sẽ có 03 bài thi đó là: Thi viết về đạo đức hành nghề Luật sư, Thi viết về bài thi kỹ năng chung, Thi vấn đáp về hồ sơ đã làm trong thời gian tập sự. Mỗi bài thi phải được tối thiểu 05 điểm thì mới đạt. Nếu không đạt kết quả theo quy định, người tập sự sẽ phải thi lại vào kì thi tiếp theo.

=> Tham khảo dịch vụ luật sư tư vấn

Con đường trở thành Luật sư

5. Quá trình xin cấp Chứng chỉ hành nghề, gia nhập Đoàn Luật sư và cấp thẻ hành nghề Luật sư tại Việt Nam

Sau khi trải qua được tất cả những quá trình trên, bạn sẽ phải làm hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư.  Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư sẽ chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Sau khi có Chứng chỉ hành nghề Luật sư, cá nhân có quyền lựa chọn gia nhập vào một Đoàn Luật sư bất kỳ để hành nghề và làm hồ sơ để xin cấp Thẻ Luật sư.

Như vậy, kể từ thời điểm được cấp Thẻ Luật sư, người Luật sư phải đảm bảo thực hiện đúng Quy tắc đạo đức hành nghề Luật sư, thực hiện đúng tôn chỉ nghề nghiệp và tôn trọng pháp luật.

Nghề Luật sư là một nghề cao cả nhưng để trở thành một Luật sư giỏi, ngoài tố chất thiên bẩm, yêu cầu khắt khe về kiến thức và trình độ chuyên môn thì người học Luật cần phải có “tinh thần thép”, có ý chí bền bỉ để đối đầu với quá trình đào tạo kéo dài và kỳ tập sự khó khăn.

Chúc các bạn thành công với ước mơ của mình!

Trân Trọng!

=> Tham khảo bài viết Luật sư ly hôn

=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH;  Thành lập công ty cổ phần

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm: 5/5 Dựa trên 4 Đánh giá

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600