google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI
Quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan. Bởi khai thác, sử dụng nguồn lực này tốt sẽ giúp doanh nghiệp phát triển, đạt được những mục tiêu đã đề ra. Vậy có bí quyết nào để quản lý nguồn nhân lực hiệu quả?
=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty
Không phải một mà có rất nhiều nhà lãnh đạo tin rằng quát tháo, ra mệnh lệnh, làm nhân viên sợ hãi mới là cách quản lý thành công. Tuy nhiên, điều này chỉ tạo nên một môi trường không có động lực, tạo áp lực không đáng có cho nhân viên.
Theo các chuyên gia, một nhà quản lý nhân sự tốt cần phải biết cách giao tiếp thông minh với từng nhân viên của mình. Bởi phong cách quản trị độc quyền khiến nhân viên làm theo nhưng thiếu đi sự tôn trọng. Trong khi, lượng lớn nhân viên có phản ứng tốt hơn nếu sếp của mình dùng giọng điều đầm ấm, thái độ trìu mến để quản lý.
Tuy nhiên, dù là chọn phương thức giao tiếp như thế nào, bạn cũng cần tỏ rõ mình luôn là người thẳng thắn, trung thực. Tuyệt đối không vì sợ nhân viên khó chịu mà nói vòng vo, hãy nói rõ việc bạn giao cho họ, trọng trách mà họ phải hoàn thành, khi có lỗi sai sẽ có biện pháp xử lý rõ ràng.
Giao người đúng việc sẽ đem lại hiệu quả công việc rất cao. Bởi khi đó, nhân viên sẽ phát huy hết thế mạnh của mình, nâng cao thêm trình độ, tích lũy kinh nghiệm góp phần tăng cường năng lực làm việc của mỗi người.
Tuy nhiên, điều này lại không hề dễ dàng gì. Muốn làm được, người quản lý nhân sự phải có khả năng bao quát, nắm rõ mọi vấn đề. Họ phải đánh giá chính xác năng lực thật sự của mỗi nhân viên, điểm mạnh, điểm yếu của từng người trong bộ phận mình quản lý. Có như vậy, nhà quản trị mới biết cân nhắc, sắp xếp đội ngũ nhân viên của mình vào vị trí thích hợp.
Việc định hướng phát triển nhân viên là sự cam kết về việc tạo môi trường hỗ trợ nhân viên. Chúng sẽ giúp nhân viên tiến bộ, trở nên chuyên nghiệp hơn trong từng giai đoạn. Đặc biệt, họ cũng có những định hướng rõ ràng trên lộ trình thăng tiến của mình.
Đây là công việc vô cùng quan trọng của một nhà quản trị nhân sự thế nhưng chúng lại thường bị bỏ qua, xem nhẹ. Một khi định hướng cho nhân viên tốt, nó không chỉ làm tăng sự hài lòng của nhân viên với môi trường làm việc mà còn tạo nên thái độ làm việc tích cực. Từ đó thúc đẩy hiệu quả công việc, giảm thiểu hiện tượng nhảy việcHầu hết, chúng ta sẽ thấy, nhà quản lý là người chủ động nói, nhân viên sẽ là người thực hiện nhiệm vụ lắng nghe. Thế nhưng nếu chỉ nói – nghe theo hướng một chiều như vậy việc quản lý sẽ không hiệu quả. Bởi sếp không hề biết nhân viên mình đang nghĩ gì, có vướng mắc hay không, khó khăn chỗ nào,… Thậm chí, nhân viên không hiểu điều sếp muốn tới khi thực hiện cho ra kết quả không đúng như dự định ban đầu.
Chính vì vậy, một nhà quản lý nhân sự giỏi cần phải học cách lắng nghe nhân viên của mình. Việc lắng nghe này không chỉ giúp hiệu suất làm việc được cải thiện, hạn chế xung đột nội bộ mà còn gia tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc của từng người.
Thực tế, theo một khảo sát mới đây của Impraise, 72% số người được khảo sát phản hồi rằng khi được trao đổi qua lại giữa sếp và nhân viên đã giúp cải thiện hiệu suất của họ. Vì vậy, bạn nên tích cực lắng nghe, trao đổi với nhân viên của mình.Chế độ thưởng – phạt phân minh được rất nhiều CEO sử dụng. Một nhân viên làm tốt, hoàn thành công việc đúng mục tiêu đề ra thì nhà quản lý cần phải có chế độ khen thưởng nhất định. Điều này sẽ góp phần tạo động lực, khích lệ không chỉ cho nhân viên đó mà còn là tấm gương để nhiều nhân viên khác nhìn vào phấn đấu.
Nhưng nếu nhân viên phạm lỗi, kể cả người ưu tú, nhà quản lý nhân sự vẫn phải răn đe, phê bình, xử phạt nếu cần thiết. Khi xử phạt, bạn phải nêu rõ lý do, nguyên nhân để cấp dưới tâm phục, khẩu phục cũng như khiến người khác không dị nghị, dẫn tới mâu thuẫn, xung đột ngầm trong doanh nghiệp.
Tiếng nói của nhà quản lý luôn có vai trò và trọng lượng lớn, gây ảnh hưởng tới nhiều người. Do đó, trong quá trình quản trị, bạn luôn phải biết điều chỉnh cảm xúc. Bạn cần phải đặt suy nghĩ về lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, không để cảm xúc cá nhân chi phối hành động của mình.
Nhà quản lý nhân sự phải luôn là người đứng giữa, lắng nghe ý kiến từ 2 phía, xử lý mâu thuẫn nội bộ bằng lý thuyết. Khi lên tiếng, bạn cũng cần phải cân nhắc thời điểm phù hợp. Lời khuyên đúng lúc, sự phê bình phù hợp đúng lúc sẽ phát huy được tác dụng gấp nhiều lần.
Đoàn kết là sức mạnh nên việc xây dựng một môi trường làm việc nhóm, nhân viên trở thành “anh em” kề vai sát cánh bên nhau sẽ giúp gặt hái được thành công trong công việc. Doanh nghiệp muốn lớn mạnh, vững bền, tiến xa hơn không thể không nhờ tới yếu tố này. Vì vậy, tạo môi trường nhóm hiệu quả là điều mà nhà quản trị cần phải làm.
Một môi trường làm việc nhóm hiệu quả là môi trường mà mọi nhân viên đều thấy thoải mái. Họ được là chính mình, có thể phát huy được những sở trường của bản thân, nhận được sự tôn trọng, nêu lên ý tưởng của mình.
Để tạo được môi trường ấy, nhà lãnh đạo cần xây dựng rõ ràng mục đích, tiêu chí và mục tiêu cụ thể cho nhóm của mình. Sau đó, nhà quản lý nhân sự phải phân chia công việc cụ thể cho từng người nhưng tất cả mọi người đều phải biết tới mục tiêu chung. Có như vậy, các thành viên mới có sự điều chỉnh công việc cụ thể, hướng về một mục đích chung.Người quản lý không chỉ ra lệnh mà còn phải chứng tỏ vị thế của mình bằng cách dám chịu trách nhiệm, đảm đương trọng trách của người lãnh đạo. Hiểu đơn giản, nếu bạn mắc phải sai lầm, bạn phải có trách nhiệm với điều đó. Ngay cả trong trường hợp lỗi của nhân viên nhóm mình thì phần nào cũng có trách nhiệm về bạn.
Một nhà quản lý nhân sự tốt cần biết nhận lỗi về mình rồi tìm cách giải quyết cũng như đưa ra lời giải thích, sự trách phạt với cấp dưới. Không nên vì sợ làm mất uy tín hay bị cấp trên khiển trách mà đổi hết lỗi lên nhân viên của mình. Điều này sẽ làm mất đi uy tín, sự kính trọng của nhân viên.
Trong công việc không tránh khỏi các cuộc xung đột, tranh cãi giữa các nhóm, các phòng ban. Điều này sẽ khiến hiệu suất công việc, tinh thần đoàn kết tại công ty bị giảm sút đi rất nhiều. Do đó, nhà quản lý cần biết cách xử lý những xung đột này một cách thông minh để giải quyết mâu thuẫn triệt để mà không khiến bên nào cảm thấy ủy khuất.
Để làm được điều đó, nhà quản lý nhân sự cần đặt ra những quy định cụ thể, các giới hạn trong quá trình làm việc. Điều này giúp duy trì một môi trường làm việc thân thiện, ôn hòa.
Như vậy, trên đây, bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc những bí quyết quản lý nhân sự hiệu quả. Hy vọng những điều đó sẽ trở thành thông tin bổ ích giúp bạn quản trị nhân viên của mình được tốt nhất, từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.