Giải trình nhu cầu sử dụng, thay đổi sử dụng Iao động người nước ngoài
Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan trong xu thế toàn cầu hóa tạo ra dòng di chuyển lao động quốc tế rất đáng quan tâm. Di chuyển lao động không chỉ có ý nghĩa đối với người dân mà còn có ý nghĩa đối với quá trình xây dựng chính sách lao động của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, mở cửa thị trường lao động đã và đang tạo điều kiện cho việc di chuyển lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc và đồng thời cũng tạo điều kiện cho lao động vào làm việc tại Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Vậy vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp tiến hành "đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài làm việc" tại đơn vị của mình hay thông báo thay sử dụng người lao động nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy phép lao động thì thông qua bài viết, HGP Law sẽ giúp các bạn làm rõ vấn đề này.
I. Quy trình thực hiện giải trình nhu cầu sử dụng, thay đổi sử dụng người lao động nước ngoài.
1. Thủ tục đăng ký nhu cầu sử dụng, thay đổi sử dụng người lao động nước ngoài.
1.1. Thủ tục đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Người sử dụng lao động tiến hành lập báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 01 – Đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH.
1.2. Thủ tục đăng ký nhu cầu thay đổi sử dụng người lao động nước ngoài.
Trường hợp người sử dụng lao động đã được chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài nhưng muốn đăng ký nhu cầu thay đổi sử dụng thì người sử dụng lao động tiến hành lập báo cáo giải trình nhu cầu thay đổi sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 02- Đăng ký thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH.
1.3. Lưu ý khi tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu sử dụng, thay đổi sử dụng người lao động nước ngoài.
Người sử dụng lao động phải điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu của 2 mẫu trên.
Tại mục giải trình, người sử dụng lao động phải nói rõ lý do vì sao có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại đơn vị của mình? Vì sao không sử dụng người lao động trong nước làm các vị trí, công việc mà dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài? Tuỳ vào thực tế của doanh nghiệp, tổ chức mà giải trình lý do cho hợp lý và phù hợp. Lưu ý tại Việt Nam hiện nay chúng ta ưu tiên tuyển dụng những lao động nước ngoài có trình độ cao mà người lao động trong nước chưa đáp ứng được, chưa thể thay thế được, Việt Nam không chấp nhận sử dụng người lao động phổ thông và lao động giản đơn.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài làm việc tại:
Doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
Nhà thầu nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định pháp luật;
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật;
Cơ quan nhà nước địa phương;
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở địa phương;
Tổ chức sự nghiệp gồm: nhà cung cấp dịch vụ hợp đồng, chào bán dịch vụ, làm việc cho tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Cục Việc làm trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại:
Cơ quan nhà nước ở Trung ương;
Cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài; tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
Văn phòng của dự án nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
Hội doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự thực hiện đăng ký nhu cầu sử dụng, thay đổi sử dụng người lao động nước ngoài.
Bước 1: Người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng hoặc thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Báo cáo nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài: Nộp hồ sơ trực tiếp: Nộp trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài. Nộp hồ sơ trực tuyến: Nộp trước ít nhất 20 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài. Báo cáo thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài:
Nộp hồ sơ trực tiếp: Nộp trước ít nhất là 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
Nộp hồ sơ trực tuyến: Nộp trước ít nhất 10 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, thẩm định hồ sơ:
Nộp hồ sơ trực tiếp: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình nhu cầu thay đổi hoặc sử dụng người lao động nước ngoài, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài tới người sử dụng lao động.
Nộp hồ sơ qua mạng điện tử: Trong vòng 12 ngày, kể từ ngày nhận được tờ khai và báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lời kết quả qua thư điện tử cho người sử dụng lao động. Trường hợp báo cáo chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, trả lời qua thư điện tử cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
Sau khi nhận được trả lời kết quả báo cáo giải trình sử dụng hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài là phù hợp với quy định của pháp luật, người sử dụng lao động nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính bản gốc báo cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, đối chiếu và lưu theo quy định. Trong thơi hạn không quá 08 giờ làm việc kể từ khi nhận được bản gốc báo cáo thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả kết quả cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có thể đến nhận kết quả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính theo địa chỉ đăng ký của người sử dụng lao động.
Trường hợp bản gốc báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài không đúng với tờ khai và báo cáo đã gửi qua cổng thông tin điện tử thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản hoặc qua thư điện tử hoặc thông báo trực tiếp cho người sử dụng lao động.
II. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu sử dụng, thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của HGP Law
HGP Law là đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu sử dụng, thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam và chuẩn bị công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài cho doanh nghiệp.
Thực hiện tư vấn các thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam (để có thể thực hiện được thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp người nước ngoài cần phải có xác nhận tạm trú tại Việt Nam);
Dịch, công chứng dịch, hợp pháp lãnh sự các tài liệu liên quan để phục vụ cho việc cấp giấy phép lao động;
Tư vấn điều kiện để được cấp giấy phép lao động cho lao động là người nước ngoài tại Việt Nam;
Hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhu cầu sử dụng, thay đổi nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài tại Việt Nam cho khách hàng;
Tư vấn về những trường hợp không thuộc diện phải cấp giấy phép lao động và thực hiện thủ tục cấp xác nhận thuộc trường hợp không phải xin cấp giấy phép lao động;
Đại diện phía doanh nghiệp và người lao động tiến hành thực hiện thủ tục xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.