google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI
Nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu vì mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Vậy bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện như thế nào? kéo xuống để tiếp tục tìm hiểu thông tin và tham khảo dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu của Luật HGP
Theo các dấu tích lịch sử, những người thợ rèn làm kiếm từ thời Đế chế La Mã được cho là những người đầu tiên tạo ra nhãn hiệu (sử dụng trong thương mại). Họ đánh dấu các ký hiệu trên vũ khí mình làm ra để phân biệt với vũ khí của người khác. Về sau, cách dùng ký hiệu để đánh dấu vũ khí được phổ biến rộng rãi và áp dụng trên các sản phẩm khác như vàng, bạc, tiền xu, trang sức, đồ gốm,… Tuy nhiên, các nhãn hiệu này mới chỉ là các vết khắc của các hình vẽ nhỏ hoặc các dạng hình học cơ bản (dấu hiệu đơn giản).
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các sản phẩm được sản xuất và xuất khẩu ngày càng nhiều và đa dạng. Điều này đã khiến các nhà đầu tư kinh doanh thấy cần phải có nhãn hiệu riêng để phân biệt hàng hóa của mình với hàng hóa của các đơn vị khác.
=> Tham khảo thủ tục đăng ký website với bộ công thương
Nhãn hiệu “COCA-COLA” là nhãn hiệu của Công ty THE COCA-COLA COMPANY, nhãn hiệu bảo hộ cho nhóm sản phẩm “Đồ uống không có chất rượu và các chế phẩm để sản xuất loại đồ uống này”. Còn PEPSICO, INC sử dụng nhãn hiệu “PEPSI, hình” để bảo hộ cho nhóm sản phẩm “Nước khoáng, nước ga và các loại đồ uống không có cồn; đồ uống hoa quả và nước ép hoa quả; xi-rô và các chế phẩm khác để làm đồ uống,….”
Từ đây, có thể thấy: Nhãn hiệu “COCA-COLA” giúp phân biệt các sản phẩm của công ty THE COCA-COLA COMPANY với sản phẩm của PEPSICO, INC.
=> Tham khảo quy trình thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm
Ban đầu, nhãn hiệu xuất hiện với chức năng chính là giúp phân biệt hàng hóa cùng loại của các nhà sản xuất, phân phối khác nhau nhưng sau này với sự phát triển của kinh tế thị trường, việc bảo hộ nhãn hiệu của đơn vị mình có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp cận thị trường, bảo vệ hoạt động kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đơn vị trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, những chủ thể dưới đây được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
Sau khi đã thiết kế được nhãn hiệu cho riêng đơn vị mình, đầu tiên các chủ đơn cần phải tra cứu xem nhãn hiệu có dấu hiệu trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được bảo hộ hay chưa. Đây là bước có ý nghĩa quan trọng, vì nếu không tra cứu, việc đăng ký bảo hộ sẽ gặp nhiều khó khăn do tranh chấp nhãn hiệu và hồ sơ bị từ chối rất đáng tiếc.
Sau khi soạn thảo hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu, trình tự xử lý hồ sơ được thực hiện như sau:
Nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc gián tiếp quan bưu điện. Đơn vị tiếp nhận và xử lý hồ sơ là Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc tại Văn phòng đại diện của cục tại Đà Nẵng hoặc Thành phố Hồ Chí Minh.
Hồ sơ được tiếp nhận Cục sẽ đóng dấu tiếp nhận đơn lên Tờ khai bảo hộ nhãn hiệu cho khách hàng.
Đây là bước kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn). Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
=> Tham khảo quy định về Công ty TNHH 2 thành viên
Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Bảo hộ nhãn hiệu là một thủ tục khó và phức tạp, thời gian xử lý và theo dõi hồ sơ mất hàng năm. Nhiều đơn vị tự mình thực hiện thủ tục này, do không biết cách thực hiện, không biết tra cứu nhãn hiệu, hồ sơ phải sửa nhiều lần, đợi hơn một năm có kết quả nhưng lại bị từ chối do nhãn hiệu không đủ điều kiện bảo hộ. Điều này rất đáng tiếc.
Để hạn chế rủi ro bị từ chối cấp văn bằng, để hồ sơ được soạn thảo chính xác, quá trình xử lý hồ sơ không gặp khó khăn và gián đoạn, HGP Law giới thiệu: Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
=> Tham khảo giá dịch vụ kế toán trọn gói
Khi sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi, quý khách hàng hoàn toàn không phải đi lại. Trong quá trình xử lý hồ sơ, chúng tôi sẽ theo dõi và thông báo tiến độ xử lý hồ sơ để khách hàng được biết. Mọi khoản phí, lệ phí chúng tôi sẽ đóng cho khách hàng mà không thu thêm khoản khác ngoài phí dịch vụ đã báo.
=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH; Thành lập công ty cổ phần
=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?