Hải Dương là một trong những địa điểm rất phát triển kinh tế hiện nay. Chính vì thế, rất nhiều công ty muốn mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách thành lập địa điểm kinh doanh tại Hải Dương hoặc thành lập các chi nhánh tại đây. Nếu như bạn cũng đang tìm hiểu về các thủ tục cũng như các thông tin liên quan về việc thành lập địa điểm kinh doanh tại Hải Dương. Hãy đọc ngay chia sẻ dưới đây.
I. Đặc trưng cơ bản của địa điểm kinh doanh tại Hải Dương
Trước khi tìm hiểu về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải nắm được những đặc điểm của địa điểm kinh doanh, để quyết định xem có nên đăng ký xin cấp phép hay không:
Địa điểm kinh doanh chỉ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm của công ty chứ không có chức năng đại diện ủy quyền.
Địa điểm kinh doanh không được đăng ký và sử dụng con dấu riêng, hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính, sử dụng con dấu và hóa đơn của trụ sở chính.
Địa điểm kinh doanh chỉ được cung cấp các sản phẩm được cho phép, mà công ty mẹ đăng ký là sản phẩm kinh doanh.
II. Hồ sơ chuẩn bị thành lập địa điểm kinh doanh tại Hải Dương
Khi có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh, bạn cần chuẩn bị giấy tờ rất đơn giản như sau:
Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh theo mẫu quy định, bạn có thể xin trực tiếp tại cơ quan chức năng trên địa phương hoặc tải trên mạng internet từ nguồn chính thống.
Bản sao đăng ký kinh doanh và chứng minh thư của đại diện doanh nghiệp. Tất cả phải còn hiệu lực pháp luật theo quy định chung.
Giấy uỷ quyền và giấy tờ của người được uỷ thác đi làm việc. Trong trường hợp đại diện công ty uỷ quyền cho người khác đi nộp hồ sơ.
Cần chuẩn bị hồ sơ trước khi xin chứng nhận thành lập địa điểm kinh doanh
III. Quy trình thành lập địa điểm kinh doanh tại Hải Dương
Thông thường, việc thành lập địa điểm kinh doanh thường rất nhanh. Bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện và thành công trong một thời gian ngắn. Quy trình sẽ bao gồm 4 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ như các thông tin được cung cấp ở trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tiếp đến, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương.
Việc nộp hồ sơ này có thể nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc nộp online qua hệ thống đăng ký thông tin.
Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh nhập thông tin địa điểm kinh doanh lên hệ thống thông tin quốc gia
Kể từ 3 đến 5 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ hợp lệ. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp chứng nhận và nhập thông tin thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Hải Dương lên hệ thống thông tin quốc gia, để doanh nghiệp và các đối tác có thể tra cứu khi cần thiết.
Bước 4: Nhận thông báo
Tiếp đến, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo được thành lập địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận nếu doanh nghiệp có yêu cầu.
IV. Thủ tục cần làm sau thành lập địa điểm kinh doanh tại Hải Dương
Khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh thành công bạn cần tiến hành thêm các thủ tục nhất định để đảm bảo việc thành lập đúng chuẩn quy định. Sau khi có giấy chứng nhận thành lập, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục sau:
Tiến hành treo biển hiệu cho địa điểm kinh doanh.
Tiến hành nộp tiền thuế môn bài là 1,000,000 vnđ/năm. Nếu cả công ty mẹ và địa điểm kinh doanh đều thành lập vào năm 2021 thì doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài. Nhưng nếu doanh nghiệp đã hoạt động nhiều năm trước đó và năm 2021 thành lập địa điểm kinh doanh thì vẫn phải đóng thuế môn bài bình thường.
Nếu phát sinh hoạt động kinh doanh, cần kê khai và báo cáo thuế tại cơ quan quản lý thuế của địa điểm kinh doanh.
Doanh nghiệp cần nộp thuế môn bài khi thành lập địa điểm kinh doanh
V. Câu hỏi thường gặp khi thành lập địa điểm kinh doanh tại Hải Dương
Hoạt động này không quá phức tạp nhưng cũng không ít vấn đề xảy ra trong quá trình thành lập mà bạn cần lưu ý, xem xét. Khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thường gặp một số câu hỏi như sau:
1. Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở công ty mẹ không?
Nếu như trước đây, các công ty chỉ được thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh hoặc thành phố với nơi công ty mẹ đặt trụ sở chính, thì hiện tại các công ty có thể thành lập các địa điểm kinh doanh tại nhiều tỉnh thành khác nhau.
2. Mỗi công ty được thành lập mấy địa điểm kinh doanh?
Hiện tại, các công ty không có hạn chế về số lượng địa điểm kinh doanh có thể đăng ký với sở kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể mở rộng các địa điểm kinh doanh bao nhiêu, điều đó phù thuộc vào điều kiện và phương thức hoạt động của công ty.
3. Không thông báo địa điểm kinh doanh có bị phạt không?
Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, nếu doanh nghiệp không lập thông báo gửi đến phòng đăng ký kinh doanh thì sẽ bị phạt hành chính.
Theo điều 37, Nghị định 50/2016/NĐ-CP, mức phạt này sẽ là từ 5,000,00 đến 10,000,000 vnđ. Và sau khi nộp phạt, doanh nghiệp phải làm thông báo gửi đến phòng đăng ký kinh doanh nhanh nhất có thể.
4. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh có giống thủ tục thành lập chi nhánh không?
Thực tế, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản và nhanh hơn thủ tục thành lập chi nhánh rất nhiều.
Trên đây là những chia sẻ về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Hải Dương và những thông tin cũng như các câu hỏi mà doanh nghiệp thường quan tâm nhất. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh mà không muốn nộp trực tiếp thì có thể liên hệ các công ty Luật để được hỗ trợ tốt nhất.