Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nam
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nam là thủ tục vô cùng quan trọng. Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống và mặt hàng thực phẩm đều phải thực hiện thủ tục này. Vậy điều kiện để được cấp giấy phép là gì, hồ sơ cần những gì và thủ tục xin giấy phép như thế nào? Hãy theo dõi những thông tin được chia sẻ sau đây để hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
I. Điều kiện xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nam
Không chỉ đáp ứng yêu cầu về pháp luật mà giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm còn giúp khẳng định thương hiệu. Đồng thời tạo sự an tâm cho khách hàng khi sử dụng mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống.
Để được xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại tỉnh Hà Nam cần đáp ứng những điều kiện sau:
● Địa điểm sản xuất, kinh doanh mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống phải được đặt tại tỉnh Hà Nam.
● Đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định đối với mỗi loại hình sản xuất và kinh doanh.
● Trong giấy chứng nhận kinh doanh phải nêu rõ ngành, nghề kinh doanh thực phẩm.
II. Hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nam
Nhằm rút ngắn thời gian xin giấy phép và đảm bảo mọi thủ tục diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Khi xin giấy phép cần đảm bảo những tài liệu dưới đây:
● Đơn đề nghị về việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
● Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở sản xuất, kinh doanh (Bản sao).
● Bản thuyết minh về các trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ tại sở sở sản xuất kinh doanh đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
● Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh và chủ cơ sở, được cấp bởi cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
● Giấy xác nhận người trực tiếp kinh doanh, sản xuất và chủ cơ sở đã tập huấn kiến thức về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
* Lưu ý: Tùy vào loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh mà tài liệu cần chuẩn bị cũng có sự khác nhau. Vấn đề này đã được quy định cụ thể trong các văn bản có liên quan, bạn nên tìm hiểu để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Để xin giấy phép an toàn thực phẩm cần đáp ứng điều kiện nào?
III. Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nam
Quy trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nam được thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng. Khi muốn xin giấy phép, bạn chỉ cần dựa theo những bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết cho việc xin giấy phép
Dựa theo những giấy tờ mà chúng tôi đã chia sẻ trên, bạn cần thực hiện các bản vẽ cơ sở vật chất, giấy khám sức khỏe, giấy xác nhận tham gia huấn luyện,... trước khi nộp hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Hà Nam
Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Hà Nam.
* Lưu ý: Không phải cơ quan nhà nước nào cũng được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ xin cấp giấy phép
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, chuyên viên sẽ tiến hành kiểm tra từng loại giấy tờ. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định sẽ cấp biên nhận cho khách hàng. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì sẽ có văn bản hướng dẫn về việc bổ sung, sửa đổi giấy tờ.
* Lưu ý: Khi nhận được văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi giấy tờ thì bạn cần thực hiện trong vòng 30 ngày. Nếu quá thời hạn nêu trên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tỉnh Hà Nam được quyền hủy hồ sơ xin cấp giấy phép.
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định điều kiện thực tế
Trong vòng 15 ngày khi hồ sơ có kết quả đầy đủ, hợp lệ, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nếu kết quả “đạt” thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nếu “không đạt” hoặc “chờ hoàn thiện” thì phải nêu rõ bằng văn bản.
Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm có đơn giản hay không?
Trong vòng 60 ngày thì cơ sở sản xuất, kinh doanh phải khắc phục theo những yêu cầu của Đoàn thẩm định đưa ra. Sau đó làm báo cáo kết quả khắc phục để cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định lại (trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo).
Bước 5: Đến cơ quan có thẩm quyền để nhận giấy chứng nhận
Đến ngày hẹn trên giấy biên nhận thì sơ sở kinh doanh, sản xuất đến nhận giấy chứng nhận về. Giấy phép này có thời hạn là 3 năm và có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào nếu cơ sở vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
IV. Hậu quả của việc không xin cấp giấy phép vệ sinh ATTP tại Hà Nam
Nếu không xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Hà Nam sẽ bị xử phạt, cụ thể như sau:
● Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
● Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
● Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm có khả năng bảo vệ sức khỏe.
Ngoài ra, thực phẩm còn bị buộc thu hồi, buộc thay đổi mục đích sử dụng, buộc tái chế hoặc tiêu hủy để khắc phục hậu quả.
Sử dụng dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm để rút ngắn thời gian
Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu thêm về xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Hà Nam. Chúc cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của bạn sẽ nhanh chóng xin được giấy phép và kinh doanh hiệu quả.