google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam

Thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam
Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh không quá khó khăn đối với các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu khởi nghiệp, tuy nhiên để tránh mất thời gian đi lại nhiều lần khi sửa đổi bổ sung hồ sơ, nhận kết quả, nộp hồ sơ, quý khách hàng có thể tìm đến những đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam. HGP Law tự hào là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp, thành lập hộ kinh doanh, chúng tôi với sứ mệnh phụng sự khách hàng với sự hài lòng tuyệt đối. Cùng tham khảo dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam của HGP Law

=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty tại Hà Nam

I. Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam

Chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam cụ thể:
  • Chúng tôi tư vấn các vấn đề hỗ trợ việc thành lập: cách đặt tên; địa chỉ trụ sở; vốn đầu tư ban đầu; ngành nghề kinh doanh theo nguyện vọng của quý khách;… và các vấn đề khác theo yêu cầu của quý khách hàng.
  • Tư vấn chuyên sâu các vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập, điều kiện thành lập và chính sách thuế cho hộ kinh doanh;
  • Soạn toàn bộ hồ sơ xin thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam;
  • Đại diện theo ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam bao gồm: Đi nộp hồ sơ; Làm việc với chuyên viên nếu hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung; Lấy kết quả theo đúng thời gian cam kết.
  • Bàn giao kết quả thành lập hộ kinh doanh và hướng dẫn các vấn đề liên quan trong suốt quá trình hoạt động;
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý sau thành lập của hộ kinh doanh: Tư vấn, hỗ trợ kê khai thuế trong quá trình hoạt động ban đầu; Hỗ trợ, thực hiện các thủ tục liên quan đến mua hóa đơn nếu hộ kinh doanh có nhu cầu xuất hóa đơn và hướng dẫn các vấn đề liên quan khác trong suốt quá trình hoạt động.

=> Tham khảo thủ tục thành lập chi nhánh tại Hà Nam

"Hình 1: Cam kết của HGP Law"

II. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam

  • Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh (theo mẫu). Nội dung giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh bao gồm: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có); Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn; Số lao động;…
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
  • Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
  • Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam (nếu trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập);
  • Giấy tờ cần thiết khác như: Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình đối với những ngành, nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề; Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với những ngành, nghề yêu cầu có vốn pháp định và các giấy tờ liên quan khác;
  • Hợp đồng thuê nhà (đối với trường hợp phải thuê nhà làm địa điểm đăng ký hộ kinh doanh), bản sao hợp lệ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở sử dụng làm địa điểm kinh doanh.
  • Hợp đồng tư vấn, giấy ủy quyền nếu cá nhân/hộ gia đình không trực tiếp thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam và một số giấy tờ khác.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ

=> Tham khảo thủ tục giải thể công ty tại Hà Nam

III. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gửi tới quý khách hàng kiểm tra và ký văn bản; Tiến hành sắp xếp hồ sơ đầy đủ để thực hiện bước tiếp theo.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam

  • Đại diện hộ kinh doanh hoặc người được ủy quyền thực hiện việc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính UBND cấp huyện. Cơ quan thụ lý và giải quyết hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam là Phòng Tài chính-Kế hoạch-UBND cấp huyện/thị xã/thành phố nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính nơi sẽ đặt địa điểm kinh doanh.
  • Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính kiểm tra hồ sơ:
    • Nếu hồ sơ đủ điều kiện: Viết phiếu nhận và trả người nộp hồ sơ phiếu nhận. Người nộp hồ sơ nhận phiếu và nhận kết quả theo thời gian ghi trong phiếu nhận.
    • Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện: Viết phiếu hướng dẫn gửi người nộp hồ sơ. Người nộp hồ sơ nhận phiếu hướng dẫn và hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn.
  • Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết hồ sơ hành chính chuyển giao hồ sơ cho Phòng chuyên môn thụ lý giải quyết.

Bước 3: Lấy kết quả thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam

  • Thời gian xử lý hồ sơ thành lập hộ kinh doanh là 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Dựa trên phiếu hẹn lấy kết quả, Người nộp hồ sơ nhận kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính UBND cấp Huyện/Thị xã/Thành phố.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
  • Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Thời gian giải quyết hồ sơ: Hộ kinh doanh nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trong thời hạn 03 NGÀY LÀM VIỆC, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

=> Tham khảo thủ tục thành lập chi nhánh tại Hà Nam

IV. Những việc phải làm sau khi thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam

1. Treo biển hoạt động

Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, HKD phải treo biển hoạt động, biển cần phải tuân thủ các quy định về biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo Điều 34 Luật quảng cáo 2012.
  • Về nội dung: Tên chính xác hộ kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa chỉ, điện thoại liên hệ.
  • Về thể hiện chữ viết trên biển hiệu: phải tuân thủ quy định tại Điều 18 Luật quảng cáo 2012; Nội dung phải được thể hiện bằng tiếng Việt trừ những trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều luật trên;
  • Về  kích thước biển hiệu: Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà. Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
  • Về cách đặt biển hiệu: được hướng dẫn chi tiết tại Khoản 2 Điều 2 Chương 2 của Thông tư 04/2018/TT-BXD ngày 20/05/2018 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời.
  • Vị trí, địa điểm, khu vực xây dựng, lắp đặt và công tác quản lý các phương tiện quảng cáo ngoài trời phải tuân theo các yêu cầu sau: Đảm bảo mỹ quan đô thị; Đảm bảo tầm nhìn giao thông, không ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và không che khuất tầm nhìn biển báo giao thông;…
  • Về chế tài: Nếu vi phạm các quy định trên, thì hộ gia đình sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 158/2012/NĐ-CP.
    • Ví dụ: Lỗi “Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu; Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu” => Phạt Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (Căn cứ khoản 2 Điều 66 Nghị định 158/2012/NĐ-CP) đồng thời Biện pháp khắc phục: Buộc tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 66 Nghị định 158/2012/NĐ-CP.
=> Vậy, việc treo biển hiệu quảng cáo dọc theo các đường phố cần phải theo quy định của pháp luật, chứ không phải hiển nhiên được đặt theo nhu cầu của mỗi hộ gia đình kinh doanh. Vì vậy, các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ cần lưu ý để tránh bị phạt vi phạm do lỗi (Luật đã quy đinh) mà mình không hay biết.

=> Tham khảo tốp công ty làm biển quảng cáo uy tín tại Hà Nam

2. Thực hiện đăng ký mã số thuế cho Hộ Kinh doanh

“Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế”

Sau khi tiến hành thủ tục thành lập Hộ kinh doanh tại Phòng tài chính kế hoạch - Ủy ban nhân dân cấp Huyện, chủ hộ kinh doanh hoặc đại diện hộ gia đình đến Chi cục thuế nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở thực hiện đăng ký mã số thuế. Thủ tục này yêu cầu bắt buộc người đứng đầu hộ kinh doanh trực tiếp đi thực hiện đăng ký mã số thuế, cá nhân/đại diện hộ gia đình sẽ điền vào mẫu tờ khai đăng ký thuế dưới sự hướng dẫn của cán bộ Thuế.

3. Hoàn thiện điều kiện đủ để ngành nghề kinh doanh có điều kiện được phép hoạt động

Đối với hộ kinh doanh đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải hoàn thiện các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Nếu hộ kinh doanh triển khai kinh doanh dịch vụ ăn uống phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm => Quý khách hàng có nhu cầu xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm liên hệ ngay 0973.931.600 để được hỗ trợ tốt nhất!

=> Tham khảo thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nam

V. Vì sao lựa chọn HGP Law đồng hành cùng quý khách hàng?

  • Là một trong những đơn vị tiên phong và hoạt động lâu đời trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ pháp lý với đội ngũ luật sư, chuyên viên, cộng tác viên tại khắp các tỉnh thành, chúng tôi cam kết gửi tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất: tư vấn trực tiếp các vấn đề khó khăn khách hàng đang gặp, linh động hỗ trợ pháp lý cho khách hàng tại bất kỳ thời gian và tỉnh thành nào! Liên hệ ngay 0973.931.600!...
  • HGP Law soạn thảo hồ sơ nhanh chóng và chính xác: Khi tiếp nhận thông tin của khách hàng, chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ và gửi tới khách hàng trong thời gian nhanh nhất. Vì vậy đảm bảo việc soạn thảo hồ sơ chính xác và nhanh chóng, khách hàng không phải nộp thêm những giấy tờ khác ngoài thủ tục đã báo.
  • HGP Law bàn giao kết quả đúng thời gian đã cam kết với khách hàng: Với thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam, sau 04 ngày làm việc, chúng tôi bàn giao đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hồ sơ nội bộ tới khách hàng.
  • HGP Law cung cấp dịch vụ trọn gói với chi phí hợp lý: HGP Law không chỉ hỗ trợ thủ tục thành lập mà còn hỗ trợ tư vấn thuế đối với hộ kinh doanh. Chúng tôi cam kết mức chi phí gửi tới quý khách hàng là hợp lý, ưu đãi tuyệt đối tới khách hàng, ngoài khoản phí đã báo, chúng tôi không thu bất kì khoản phí khác của khách hàng.
=> Tham khảo thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm tại Hà Nam

VI. Một số vấn đề lưu ý quan trọng của hộ kinh doanh

1. Nộp thuế cho hộ kinh doanh

Thông thường một HKD thành lập đi vào hoạt động sẽ phải đóng những loại thuế sau: lệ phí môn bài, thuế GTGT và thuế TNCN. Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt nếu kinh doanh buôn bán hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật trên.

Phương pháp tính thuế của hộ kinh doanh là phương pháp thuế khoán (Chi tiết phương pháp thuế khoán, xem tại Luật quản lý thuế số: 38/2019/QH14)

2. Đóng lệ phí môn bài cho hộ kinh doanh

Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP,  kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào doanh thu bình quân năm của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau:

 
Doanh thu bình quân năm Lệ phí môn bài
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm 1.000.000 đồng/năm
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm

Tuy nhiên, theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP, kể từ ngày 25/02/2020 hộ kinh doanh mới thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên mới ra hoạt động, sản xuất kinh doanh và hộ kinh doanh không phải nộp tờ khai lệ phí môn bài.

Ví dụ:  Hộ kinh doanh D thành lập ngày 01/05/2020 thì lệ phí môn bài năm 2020 sẽ được miễn, năm 2021 trở đi HKD phải nộp lệ phí môn bài theo đúng quy định pháp luật.

=> Tham khảo thủ tục giải thể chi nhánh tại Hà Nam

3. Đóng thuế GTGT và thuế TNCN cho hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có mức doanh thu >100 triệu đồng/1 năm thuộc diện phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
Thuế GTGT và thuế TNCN được tính như sau:

Trong đó:
  • Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm (trường hợp thuộc diện chịu thuế) toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
  • Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề. 
Lưu ý:
  • Mức doanh thu tính thuế, tỷ lệ thuế GTGT và TNCN được quy định cụ thể theo quy định của Thông tư 92/2015/TT-BTC.
  • Nếu Hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
  • Nếu hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng hóa đơn thì sẽ lên cơ quan thuế quản lý để mua hóa đơn. Lúc này thuế của hộ kinh doanh sẽ căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

=> Tham khảo thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại Hà Nam

4. Lưu ý về chủ thể được đăng ký thành lập HKD tại Hà Nam

  • Chủ thể có quyền đăng ký HKD có thể là cá nhân hoặc một nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình. Cụ thể, một công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự có quyền được đứng tên trên giấy phép hoạt động hộ kinh doanh của mình. Hoặc các thành viên trong một gia đình, nhóm bạn... muốn cùng kinh doanh thì cũng có thể đăng ký thành lập Hộ kinh doanh. Khi đó, người được ghi tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ là người đại diện cho những người tham gia kinh doanh.
  • Một cá nhân chỉ được phép đứng tên trên một giấy chứng nhận hoạt động HKD, xét trên phạm vi cả nước. Nếu cá nhân này đã sở hữu HKD khác từ trước đó, muốn đăng ký HKD mới phải giải thể HKD cũ.

5. Lưu ý về cách đặt tên hộ kinh doanh tại Hà Nam

Giống như thành lập doanh nghiệp, HKD cũng bắt buộc phải có tên riêng. Tên này đảm bảo các điều sau:
  • Đảm bảo đủ 2 thành tố "Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh". 
  • Tên HKD không bao gồm những cụm từ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp: Không được thêm các thành tố “công ty”, “doanh nghiệp”; tên riêng của HKD không được trùng với tên riêng của những HKD khác đã đặt trong phạm vi quận (huyện).
  • Không sử dụng tiếng anh để đặt tên riêng của HKD. Nếu sử dụng phải đảm bảo giữa các ký tự có dấu chấm đi kèm. Ví dụ: Hộ kinh doanh F.A.M.I.L.Y

6. Lưu ý về địa điểm đăng ký kinh doanh tại Hà Nam

  • Một HKD cá thể chỉ được đặt tại một địa điểm trên phạm vi toàn quốc và không được thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh như công ty. 
  • Trường hợp địa chỉ trụ sở kinh doanh này là nhà thuê hoặc mượn thì cần xác minh rõ tại địa chỉ này từ trước đến nay đã có ai thành lập HKD ở đây chưa? Nếu có thì họ đã giải thể hộ kinh doanh này chưa? Để xác minh được vấn đề này, cần đề nghị chủ nhà lên UBND huyện để hỏi. Trường hợp có HKD chưa giải thể thì chủ nhà có thể lên UBND huyện yêu cầu giải thể Hộ kinh doanh này với lý do chủ hộ kinh doanh đã bỏ đi và không còn hoạt động ở đây nữa.
  • Địa chỉ đăng ký hộ kinh doanh tuyệt đối không được là căn hộ, chung cư có chức năng để ở (trừ trường hợp căn hộ, chung cư xây dựng được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về việc vị trí trong căn hộ, chung cư được phép kinh doanh). Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014 quy định “Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở” là hành vi bị nghiêm cấm.
  • Địa chỉ đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước thì không được phép thành lập HKD.
  • Đối với một số ngành nghề, cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành xuống kiểm tra thực tế về địa điểm kinh doanh và các yêu cầu có liên quan thì mới cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động như: Dịch vụ cầm đồ; Dịch vụ nhà trọ, nhà cho thuê; Dịch vụ Internet; Dịch vụ Karaoke; Kinh doanh khí đốt hóa lỏng.
=> Tham khảo thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm tại Hà Nam

7. Lưu ý về vốn điều lệ khi đăng ký hộ kinh doanh tại Hà Nam

Hiện nay pháp luật không quy định số vốn tối đa hay tối thiểu đối với HKD. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc khả năng của cá nhân kinh doanh và quy mô, ngành nghề cá nhân hướng đến. Cần chú ý rằng: Việc chịu trách nhiệm về rủi ro của Hộ kinh doanh là chịu trách nhiệm vô hạn, bằng bằng tất cả tài sản của mình, nên khi quyết định đăng ký hộ kinh doanh thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này.

Ngoài ra, hộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hàng tháng cho Hộ kinh doanh:
  • Số Vốn cao hay thấp.
  • Địa điểm kinh doanh này thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay thuộc khu đang phát triển, địa thế không thuận lợi, trong ngõ hẻm.
  • Mặt hàng của HKD này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không.

8. Lưu ý về số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh tại Hà Nam

Số lượng lao động tối đa mà HKD được phép sử dụng là 09 lao động. Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên lớn hơn từ 10 lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp để tránh bị cơ quan Nhà nước xử lý vi phạm.

CỤ THỂ, nếu thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên mà không thành lập doanh nghiệp thì bị phạt tiền từ 3.000.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ (Điều 41 Nghị định 50/2016/NĐ-CP);

=> Tham khảo thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nam

9. Lưu ý về ngành nghề đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh tại Hà Nam

Hộ kinh doanh mong muốn kinh doanh ngành, nghề nào thì thể hiện trên giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Trong trường hợp gặp khó khăn, liên hệ ngay với chúng tôi HGP Law để được tư vấn và hỗ trợ theo số: 0973.931.600!

Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý của Nhà nước đối với nhũng ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc tuân thủ chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của các cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Đặc biệt, một số ngành nghề đặc biệt yêu cầu về địa điểm kinh doanh khắt khe và đáp ứng đúng quy định của pháp luật như:

1.     Ngành spa, ngành dịch vụ ăn uống => Yêu cầu phải có chỗ giữ xe;

2.     Ngành dạy yoga => Yêu cầu phải có chứng chỉ bằng cấp liên quan;

3.     Ngành nghề bán buôn thức ăn đồ uống => Phải có giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm.

4.     Ngành nghề kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng => Yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề liên quan;….

Trên đây là những thông tin đầy đủ, cập nhật nhất về thủ tục, hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam cùng những lưu ý quan trọng. Nếu quý khách hàng gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục trên, hãy tham khảo dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh của HGP Law.

Tư vấn miễn phí, quý khách hàng liên hệ với chúng tôi theo số: 0973.931.600 để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất

=> Tham khảo thủ tục thành lập chi nhánh tại Hà Nam

=> Tham khảo điều kiện thành lập công ty tại Hà Nam

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm cho bài viết này

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600