google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nam

Thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nam

Thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nam là hoạt động cần được thực hiện theo quy định pháp luật. Việc này nhằm hỗ trợ công tác quản lý, đồng thời mang đến sự bảo hộ cần thiết cho đơn vị. Vì thế, nếu có nhu cầu mở văn phòng đại diện, bạn cần tham khảo luật chuyên ngành để tiến hành chuẩn xác. Hồ sơ và thủ tục cần thiết sẽ được giới thiệu chi tiết qua bài viết sau để bạn tham khảo.

=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty tại Hà Nam

I. Những điều cần biết về văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện là một trong những cơ sở cần thiết của doanh nghiệp nếu muốn phát triển trên nhiều tỉnh thành. Văn phòng đại diện là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, đại diện theo ủy quyền thực hiện một số hoạt động trong phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ sở này không có chức năng kinh doanh như chi nhánh và quyền cũng bị giới hạn.

Một doanh nghiệp được phép thành lập nhiều văn phòng đại diện ở nhiều địa phương. Chẳng hạn, doanh nghiệp có trụ sở chính tại Hà Nội nhưng vẫn có quyền được mở văn phòng đại diện ở Hà Nam. Việc này nhằm mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng, thuận tiện cho việc trao đổi thông tin. Lưu ý là cơ sở không được tiến hành xác lập hợp đồng mà phải liên hệ doanh nghiệp.


Thành lập văn phòng đại diện là cách tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp

Văn phòng đại diện vẫn có con dấu và mã số thuế riêng nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy, cơ sở này sẽ không có tư cách pháp nhân và mang tính phụ thuộc. Có thể xem văn phòng đại diện như một phương tiện để doanh nghiệp quảng bá và tìm khách hàng, đối tác.

Với vai trò khá quan trọng, giải quyết nhiều mặt hạn chế đặc biệt đối với công ty có thị trường hoạt động rộng lớn. Chính vì thế hiện văn phòng đại diện được thành lập khá nhiều nhất là những địa phương có cụm khu công nghiệp lớn như Hà Nam.

=> Tham khảo thông tin danh sách các khu công nghiệp tại Hà Nam

II. Phân biệt văn phòng đại diện và chi nhánh Hà Nam

Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa chi nhánh công ty và văn phòng đại diện. Hậu quả là việc thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nam bị sai sót. Về điểm giống nhau, cả chi nhánh và văn phòng đều trực thuộc doanh nghiệp, có con dấu và hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Nhưng khác biệt lớn nhất nằm ở việc thực hiện hoạt động như thế nào. Việc này sẽ giúp phân biệt rõ ràng mà mỗi người trước khi thực hiện cần phải nắm rõ.

Chi nhánh sẽ tiến hành một hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, cơ sở này cần phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và cả lệ phí môn bài. Với văn phòng đại diện, nếu có hoạt động sản xuất kinh doanh mới phải nộp lệ phí. Cơ sở này cũng không cần thiết phải nộp thuế theo quy định pháp luật.

Chi nhánh được tiến hành hoạt động kinh doanh

=> Tham khảo thủ tục thành lập chi nhánh tại Hà Nam

III. Tại sao thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nam

Nếu muốn mở văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thông báo và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Đây là nội dung được quy định trong Luật Doanh nghiệp và các văn bản liên quan. Doanh nghiệp có trách nhiệm phải nộp hồ sơ đăng ký đến Cơ quan đăng ký kinh doanh tại nơi đặt văn phòng. Trường hợp này thì nơi tiếp nhận hồ sơ là Phòng kinh doanh thuộc tỉnh Hà Nam.

Luật Doanh nghiệp cũng quy định, nếu doanh nghiệp tự ý mở văn phòng đại diện mà không thông qua cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt. Đơn vị sẽ phải đóng cửa văn phòng đại diện này theo quy định. Ngoài ra còn phải nộp phạt.

Doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện trái luật sẽ bị phạt

Trường hợp văn phòng đại diện thực hiện hành vi kinh doanh không đúng quy định, hợp đồng được giao kết sẽ không có hiệu lực. Chế tài áp dụng thêm là xử phạt hành chính, mức phạt từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng tùy vào hành vi và mức độ nghiêm trọng. Doanh nghiệp cần lưu ý để tránh sai phạm.

=> Tham khảo thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nam

IV. Hồ sơ cần thiết đăng ký thành lập văn phòng đại diện

Muốn đăng ký thành lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đúng yêu cầu. Chi tiết hồ sơ cần nộp tại cơ quan có thẩm quyền gồm:

+       Thông báo thành lập văn phòng đại diện theo mẫu;

+       Biên bản họp Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị về việc thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nam; Quyết định của Chủ tịch công ty về việc mở văn phòng đại diện (bản sao);

+       Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu của văn phòng đại diện (bản sao);

+       Giấy tờ cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện (bản sao).

=> Tham khảo thủ tục giải thể công ty tại Hà Nam

V. Thủ tục đăng ký thành lập văn phòng đại diện mới nhất

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, đại diện của doanh nghiệp cần đến Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh Hà Nam để nộp trực tiếp tại đơn vị. Trường hợp không thể đến tận nơi, doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc đăng ký online trên hệ thống dangkykinhdoanh.gov. Sau 03 ngày làm việc từ lúc nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi thông báo về quyết định thành lập.

Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp gửi là hợp lệ, cơ quan sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện. Thông tin này cũng sẽ được cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh. Trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp không hợp lệ/cần bổ sung, cơ quan sẽ gửi thông báo về vấn đề này để doanh nghiệp chỉnh sửa/bổ sung kịp thời.

Trên đây là thông tin chi tiết về hoạt động thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nam theo quy định mới nhất. Bạn hãy tham khảo và thực hiện đúng hướng dẫn để thành lập cơ sở nhanh chóng nhé. Trường hợp không có đủ thời gian, nhân lực thực hiện, bạn có thể liên hệ các đơn vị hỗ trợ thực hiện nhằm mang đến hiệu quả cao hơn.

=> Tham khảo thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hà Nam

=> Tham khảo thủ tục thành lập chi nhánh tại Hà Nam

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm cho bài viết này

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600