google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI
Giải thể công ty tại Hải Dương là hoạt động xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Tình trạng này xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, bao gồm tự nguyện và bắt buộc. Khi tiến hành giải thế, chủ doanh nghiệp cần thông báo với cơ quan chức năng và thực hiện thủ tục đúng pháp luật. Những thông tin sau từ Luật HGP sẽ giúp bạn hiểu rõ và biết cách áp dụng chính xác.
=> Tham khảo thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hải Dương
Doanh nghiệp được thành lập là hoạt động góp phần xây dựng nền kinh tế, cung cấp cơ hội việc làm cho người lao động và hàng hóa tiêu dùng. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, một doanh nghiệp sẽ phải tiến hành giải thể, chấm dứt hoạt động. Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn đến việc này? Một vài lý do phổ biến có thể điểm qua như sau:
Doanh nghiệp hoạt động trên thị trường sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn, điển hình nhất là việc cạnh tranh với tổ chức khác, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Nếu không vượt qua và giải quyết được hai vấn đề này, hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hậu quả là doanh thu thấp, lợi nhuận âm, lỗ lũy tiến lớn dẫn đến việc giải thể không mong muốn.
Việc kinh doanh kém hiệu quả, sau 1 thời gian vượt qua sức chịu đựng và nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp. Lúc này việc giải thể là lẽ tất nhiên.
=> Thông tin chi tiết thuê đất trong các khu công nghiệp tại Hải Dương
Thiên tai, dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế là những sự kiện bất khả kháng khiến doanh nghiệp phải giải thể. Điển hình nhất có thể thấy, trong giai đoạn 2020 - 2021, dịch Covid-19 hoành hành khiến hàng ngàn công ty làm ăn thua lỗ. Từ đó, doanh nghiệp khó có thể duy trì được hoạt động, dẫn đến hệ quả là giải thể và chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh.
=> Tham khảo thủ tục thành lập chi nhánh tại Hải Dương
Doanh nghiệp sẽ bị giải thể nếu thời hạn hoạt động đã hết theo quy định trong Điều lệ công ty. Một lý do phổ biến khác là doanh nghiệp không đáp ứng được số thành viên tối thiểu theo quy định liên tục trong thời hạn 06 tháng cũng dẫn đến hệ quả là giải thể. Đôi khi, điều này còn xảy ra vì doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp do vi phạm quy định pháp luật.
=> Tham khảo thủ tục xin thẻ tạm trú tại Hải Dương cho người nước ngoài
Bước 2: Thực hiện thủ tục chấm dứt mã số thuế với cơ quan thuế trực tiếp.
=> Tham khảo thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm tại Hải Dương
Thông thường, doanh nghiệp cần hoàn tất nghĩa vụ tài chính trước khi gửi thông báo giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thứ tự thanh toán với các đối tượng sẽ là người lao động - nợ thuế - chủ nợ cho vay vốn. Chủ doanh nghiệp hoặc hội đồng thành viên, hội đồng quản trị sẽ tiến hành tổ chức thanh lý tài sản trực tiếp. Các khoản chi sau đó bao gồm:
+ Thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho người lao động; Thanh toán các khoản thưởng, phụ cấp khác theo hợp đồng;
+ Thanh toán nợ vốn với chủ nợ và một số khoản nợ khác của doanh nghiệp.
Khi đã thanh toán xong, phần còn lại mới được chia cho các thành viên có trong bộ máy quản lý. Sau khi gửi thông báo giải thể, nghị quyết và quyết định giải thể doanh nghiệp cần được đăng lên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung này cũng cần được niêm yết công khai tại trụ sở chính, tất cả chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
=> Tham khảo thủ tục thành lập chi nhánh tại Hải Dương
=> Tham khảo thủ tục xin giấy phép lao động tại Hải Dương