google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế

Trong bối cảnh Việt Nam mở cửa giao thương, tham gia nhiều tổ chức trên thế giới như Công đồng kinh tế ASEAN, thành viên của TPP, WTO,… kinh doanh quốc tế đang trở thành một xu thế. Chúng diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau: sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư,… Vậy kinh doanh quốc tế là gì? Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt khi kinh doanh quốc tế?

=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty cổ phần để kinh doanh quốc tế

I. Kinh doanh quốc tế là gì?


Kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế còn có tên gọi khác trong tiếng Anh là International Business. Đây là cụm từ dùng để chỉ toàn bộ các hoạt động giao dịch, thương mại, kinh doanh vượt qua các biên giới của 2 hay nhiều quốc gia trên thế giới.

Những năm 90 của thế ký XX, kinh doanh quốc tế đã có sự bùng nổ mạnh mẽ trên toàn cầu. Tại Việt Nam, với chính sách mở cửa thị trường, nước ta đón nhận nhiều nguồn đầu tư nước ngoài đồng thời nó cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài. Kinh doanh quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế thỏa mãn mục tiêu kinh doanh của mình.

II. Lợi ích của doanh nghiệp khi kinh doanh quốc tế


Lợi ích doanh nghiệp nhận được khi tham gia kinh doanh quốc tế là gì?

Số lượng doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế ngày càng đông. Có được điều đó là bởi những lợi ích mà chúng đem lại:

1. Tăng doanh số bán hàng

Thay vì chỉ dừng lại ở việc phục vụ thị trường trong nước hạn hẹp thì nhiều doanh nghiệp chọn kinh doanh quốc tế để tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn. Đây là một cơ hội bán hàng quốc tế tuyệt vời khi thị trường trong nước bão hòa hoặc nền kinh tế đang suy thoái.

Không những vậy, khi năng lực sản xuất vượt quá mức cầu của thị trường tiêu thụ trong nước, hàng hóa, nguồn lực bị dư thừa. Lúc này, các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm cơ hội tiêu thụ ở các thị trường nước ngoài. Khi đó, không chỉ giải quyết được bài toán tồn kho mà còn tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm bớt chi phí cho mỗi sản phẩm.

=> Xem thêm: Top 16 Ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh ít vốn dễ thành công thời 4.0

2. Tiếp cận được với các nguồn lực nước ngoài


Doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn lực trên thế giới

Nguồn lực nước ngoài ở đây đầu tiên phải kể tới là tài nguyên thiên nhiên. Việc phân bố tài nguyên thiên nhiên trên thế giới không đồng đều. Có quốc gia rất giàu tài nguyên rừng, có đất nước lại sở hữu lượng than đá trữ lượng lớn,… Vì vậy, để quá trình sản xuất diễn ra trôi chảy, nhiều doanh nghiệp đã tham gia kinh doanh quốc tế để tiếp cận nguồn tài nguyên này.

Điển hình như công ty Nippon Seishi, một doanh nghiệp sản xuất giấy quy mô lớn nhất Nhật Bản. Do tài nguyên thiên nhiên của xứ sở hoa anh đào ít nên công ty đã phải nhập khẩu bột gỗ. Bên cạnh đó, Nippon Seishi còn nắm quyền sở hữu các khu rừng rộng lớn, cơ sở chế biến gỗ tại Australia, Canada, Mỹ.

Nguồn lực tiếp theo thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh quốc tế đó chính là lao động. Các tổ chức sản xuất thường được đặt tại các nước có chi phí nhân công thấp để duy trì mức giá cạnh tranh.

III. Các phương thức tham gia kinh doanh quốc tế


Các phương thức tham gia kinh doanh quốc tế là gì?

Hiện nay, doanh nghiệp có thể tham gia kinh doanh quốc tế theo các phương thức sau:

1. Hình thức kinh doanh trên lĩnh vực ngoại thương

Đây là hình thức kinh doanh quốc tế phổ biến, thân quen. Nó gồm:
  • Nhập khẩu: hoạt động đưa hàng hóa, dịch vụ vào một nước do Chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân đặt mua từ nước khác.
  • Gia công quốc tế: là phương thức gia công mà bên đặt gia công từ nước ngoài, họ cung cấp máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ kiện để bên gia công sản xuất theo yêu cầu. Thành phẩm làm ra sẽ được bàn giao lại cho bên đặt gia công.
  • Tái xuất khẩu: đây là hình thức xuất khẩu hàng hóa trước đây nhập khẩu và chưa hề qua bất cứ khâu chế biến nào.

2. Hình thức kinh doanh thông qua hợp đồng

Hợp đồng cấp giấy phép: thông qua bản hợp đồng đó, một công ty sẽ trao quyền sử dụng tài sản vô hình của mình cho một doanh nghiệp khác trong khoảng thời gian nhất định. Đơn vị được cấp giấy phép sẽ phải trả một số tiền nhất định cho bên cấp phép.
  • Hợp đồng đại lý độc quyền: một hình thức hợp tác kinh doanh mà bên đưa ra đặc quyền sẽ trao, cho phép bên nhận đặc quyền sử dụng tên công ty, nhãn hiệu, mẫu mã cũng như sự giúp đỡ trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngược lại, bên trao đặc quyền sẽ nhận được một khoản tiền từ đối tác.
  • Hợp đồng theo đơn đặt hàng: loại hợp đồng thường áp dụng với các dự án siêu lớn, đa dạng, phức tạp. Do đó, bên đảm nhận sẽ tiến hành ký kết hợp đồng theo đơn đặt hàng cho từng khâu.
  • Hợp đồng xây dựng và chuyển giao: theo hợp đồng này, chủ đầu tư nước ngoài sẽ bỏ vốn xây dựng công trình, kinh doanh trong một thời gian nhất định. Sau đó, họ chuyển giao lại cho nước sở tại khi công trình vẫn còn hoạt động tốt.
  • Hợp đồng phân chia tài sản: do hai hoặc nhiều bên ký kết với nhau góp vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh. Sản phẩm, lợi nhuận thu được sẽ được chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn hoặc thỏa thuận trước đó.
  • Hợp đồng quản lý: Một doanh nghiệp sẽ giúp đỡ một công ty khác quốc tịch thông qua việc đưa nhân viên quản lý của mình đến hỗ trợ thực hiện các chức năng quản lý.

Hình thức kinh doanh thông qua hợp đồng

3. Kinh doanh thông qua đầu tư nước ngoài

Đầu tư nước ngoài chính là quá trình dịch chuyển vốn giữa các quốc gia để tìm kiếm lợi ích qua những hoạt động sử dụng vốn ở nước ngoài. Có 2 loại đầu tư nước ngoài:
  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài: chủ đầu tư sẽ mang vốn hoặc tài sản sang nước khác để đầu tư kinh doanh. Họ bỏ vốn và cũng đảm đương luôn việc quản lý, điều hành, chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh.
  • Đầu tư gián tiếp: chủ đầu tư nước ngoài sẽ bỏ vốn hoặc tài sản sang nước khác để đầu tư. Nhưng thay vì trực tiếp quản lý, điều hành, họ chỉ thể hiện sự đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu hoặc cho vay.
=> Tham khảo: Điều kiện thủ tục thành lập công ty nước ngoài
=> Tham khảo: Tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

IV. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt khi kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế đang trở thành xu hướng của thời đại. Tuy nhiên, trước khi đặt chân vào lĩnh vực này, mỗi doanh nghiệp đều phải đánh giá, nhìn nhận cụ thể cơ hội, thách thức đối với đơn vị của mình. Vậy nhìn chung, doanh nghiệp Việt đang có được cơ hội cũng như đứng trước các thách thức khi tham gia kinh doanh quốc tế là gì?

1. Cơ hội dành cho các doanh nghiệp Việt khi tham gia kinh doanh quốc tế


Cơ hội dành cho các doanh nghiệp Việt khi tham gia kinh doanh quốc tế

Thời đại ngày nay đã mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh quốc tế cho các doanh nghiệp Việt. Trong đó, nổi bật nhất là một số cơ hội điển hình sau:

  • Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: điều này đã tạo nên “sân chơi” mở rộng cho các doanh nghiệp, xóa bỏ rào cản về biên giới trong giao thương quốc tế. Đồng thời, nó cũng mở ra cơ hội hợp tác liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp khác nhau trên thế giới.
  • Khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ: giúp doanh nghiệp lựa chọn công nghệ phù hợp nhất với điều kiện sản xuất, kinh doanh của mình. Từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
  • Môi trường hoạt động mở rộng: giúp doanh nghiệp tranh thủ được nhiều điều kiện thuận lợi cả trong và ngoài nước xây dựng các chiến lược kinh doanh quốc tế hiệu quả.
  • Thị trường mở rộng: giúp doanh nghiệp tiếp cận được lượng khách hàng đông đảo, đa dạng trên toàn cầu, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận.

2. Thách thức khi doanh nghiệp Việt tham gia kinh doanh quốc tế


Thách thức khi doanh nghiệp Việt tham gia kinh doanh quốc tế

Bên cạnh các cơ hội, doanh nghiệp Việt cũng phải đối mặt với không ít thách thức mới, rủi ro mới. Tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Tính cạnh tranh khốc liệt hơn: thị trường mở rộng, nhiều doanh nghiệp từ nước ngoài xâm nhập, phát triển vào Việt Nam. Điều này làm gia tăng đối thủ cạnh tranh, thế lực đối đầu.
  • Thị trường gay gắt hơn: công nghệ phát triển, mức sản xuất gia tăng. Trong khi đó, đòi hỏi của khách hàng ngày càng chặt chẽ, nghiêm ngặt, tiêu chuẩn cao hơn. Không chỉ chất lượng mà còn cả tính thẩm mỹ, giá cả cùng các dịch vụ đi kèm (thời gian giao hàng, kênh phân phối, tư vấn,…) cũng yêu cầu khắt khe hơn.
  • Thách thức về công nghệ: cuộc cách mạng công nghệ ngày càng phát triển, có những bước tiến vượt trội. Những doanh nghiệp lớn trên thế giới luôn giành giật sự vượt trội, độc quyền về công nghệ hiện đại. Trong khi đó, doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn khá chậm trong việc cập nhật công nghệ.
  • Tài chính, vốn đầu tư: đây cũng là một thách thức lớn với doanh nghiệp Việt, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc huy động vốn, tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.

V. Doanh nghiệp cần làm gì để kinh doanh quốc tế thành công?


Doanh nghiệp cần làm gì để kinh doanh quốc tế thành công?

Kinh doanh trên thị trường quốc tế rộng lớn, doanh nghiệp Việt có được nhiều cơ hội nhưng cũng chịu không ít thách thức. Thực tế đã có không ít doanh nghiệp đã thành công trong việc tham gia thị trường khu vực và thế giới như Viettel, FPT, TH True Milk,…

Theo chia sẻ của chuyên gia, để thành công khi tham gia kinh doanh quốc tế, mỗi doanh nghiệp cần phải:

  • Học hỏi nhanh hơn về công nghệ, quản trị, mô hình kinh doanh để theo kịp với các doanh nghiệp trên thế giới, không bị tụt hậu mãi phía sau.
  • Tích lũy đầy đủ nội lực cả về chất lượng sản phẩm, giải pháp lẫn năng lực kinh doanh quốc tế.
  • Xây dựng đội ngũ nhân lực quản trị giỏi. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn, tư tưởng kinh doanh hiện đại, dám đương đầu với thử thách, khó khăn, trở ngại.
  • Nâng cao năng lực bán hàng, sự khác biệt chứ không chỉ là sản phẩm tốt.
  • Tìm hiểu kỹ lưỡng về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, luật pháp, thói quen tiêu dùng của đất nước bản xứ.
  • Nhìn nhận điểm yếu, điểm mạnh của chính doanh nghiệp mình để từ đó đưa ra chiến lược nhằm phát huy tiềm năng, khắc phục dần các hạn chế.
Trên đây là những thông tin về kinh doanh quốc tế. Qua đó chắc chắn bạn đã có được đáp án cho thắc mắc kinh doanh quốc tế là gì cũng như các cơ hội và thách thức doanh nghiệp khi tham gia lĩnh vực này. Hy vọng chúng sẽ trở thành kiến thức bổ ích giúp bạn nhìn nhận đúng về xu hướng kinh doanh trong thời đại mở cửa hiện nay.

BÀI VIẾT THAM KHẢO:

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm cho bài viết này

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600