google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI là gì? Tại sao các Quốc gia luôn đẩy mạnh việc kêu gọi, tìm kiếm dòng vốn từ các Doanh nghiệp FDI đầu tư vào Quốc gia mình? Tác động của Doah nghiệp FDI như thế nào đối với kinh tế của Quốc gia? Thủ tục thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Doanh nghiệp FDI) thực hiện như thế nào, HGP Law có biên tập bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này

=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty

I. Doanh nghiệp FDI là gì?

Doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) theo quy định quốc tế là hình thức đầu tư dài hạn của một hay nhiều cá nhân, tổ chức của Quốc gia này vào Quốc gia khác bằng hình thức thành lập, tham gia thành lập công ty, doanh nghiệp. Mục đích thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.

Theo Luật Đầu tư 2020 của Việt Nam, Doanh nghiệp FDI được hiểu đó là một pháp nhân có trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam, do một hay nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài thành lập; mua vốn góp, cổ phần để trở thành thành viên, cổ đông công ty (Không bao gồm công ty niêm yết trên sàn chứng khoán)

=> Tham khảo bài viết quy định Doanh nghiệp là gì?

II. Doanh nghiệp FDI có nguồn gốc từ đâu?

Khoảng vài chục năm gần đây, xuất phát từ lợi ích kinh tế liên giữa các doanh nghiệp FDI và Quốc gia, doanh nghiệp tại quốc gia có doanh nghiệp FDI về các nhu cầu như: Cần mở rộng thị trường; tìm kiếm quốc gia có nhiều ưu đãi thuế, tiền thuê đất, các quốc gia có lao động giá rẻ; Các quốc gia cần có doanh nghiệp FDI để tạo thu nhập từ thuế, cung cấp các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ, tạo việc làm, tạo cơ hội giao thương với nhiều doanh nghiệp, quốc gia lớn. Những mục đích thiết thực của các bên mà Doanh nghiệp của Quốc gia này đầu tư kinh doanh ở các quốc gia khác trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, từ đó Doanh nghiệp FDI xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới

=> Tham khảo thủ tục thành lập vốn đầu tư nước ngoài

III. Mục đích của Doanh nghiệp FDI là gì?

Doanh nghiệp FDI xuất hiện là sự gặp nhau về nhu cầu của nhiều bên, một bên là nhà đầu tư nước ngoài; bên còn lại là quốc gia và doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư. Trong đó, cụ thể:
  1. Xây dựng và phát triển thị trường quốc tế của Doanh nghiệp FDI
  2. Tìm kiếm quốc gia đầu tư sản xuất sản phẩm với chi phí thấp gồm: thuê đất, thuế, lao động,…
  3. Chuyển giao công nghệ, kỹ thuật giữa doanh nghiệp FDI và nhà nước sở tại
  4. Xác lập quyền sở hữu của nhà nước sở tại với doanh nghiệp FDI
  5. Tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phụ trợ nước sở tại phát triển thị trường khách hàng
  6. Tạo việc làm cho lao động địa phương
  7. Tạo doanh thu thuế, tiền thuê đất cho nhân sách

=> Tham khảo bài viết Công ty là gì?

IV. Một số doanh nghiệp FDI tiêu biểu tại Việt Nam

1. Bigc Việt Nam

  • Doanh nghiệp FDI: Central Group
  • Nhà đầu tư: Thái Lan
  • Thành lập năm: 1988 (Siêu thị đầu tiên tại tỉnh Đồng Nai
  • Lĩnh vực kinh doanh: Siêu thị, Trung tâm thương mại


(Bigc Trần Duy Hưng)

2. Samsung Việt Nam

  • Doanh nghiệp FDI: Cty Samsung Electronics Việt Nam
  • Nhà đầu tư: Hàn Quốc
  • Thành lập: 2008
  • Lĩnh vực: Sản xuất Điện tử, điện lạnh

=> Tham khảo bài viết để hiểu pháp luật là gì?



(Samsung tại Việt Nam)

3. Lotte Việt Nam

  • Doanh nghiệp FDI: Công ty TNHH Lotte Việt Nam
  • Nhà đầu tư: Nhật Bản
  • Thành lập: 2007
  • Lĩnh vực: Bất động sản, khách sạn, bán lẻ


(Lotte Việt Nam)

IV. Thủ tục thành lập Doanh nghiệp FDI

Bước 01: Đăng ký chủ trương đầu tư

Đối với dự án phải xin chủ chương đầu tư của Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thực hiện dự án tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án, trong một số trường hợp pháp luật quy định nhà đầu tư phải đăng ký chủ trương để đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án sau đây:
  • Dự án đầu tư được Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá, đấu thầu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất; dự án đầu tư có đề xuất yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Dự án có nhu cầu sử dụng công nghệ thuộc vào Danh mục công nghệ luật quy định hạn chế chuyển giao về chuyển giao công nghệ.
Hồ sơ quyết định chủ trương đàu tư gồm:
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư theo mẫu hiện hành;
  • Bản công chứng chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư cá nhân
  • Bản công chứng Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư (theo mẫu);
  • Bản sao công ty hoặc công chứng một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính đối với dự án mới của công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính cho dự án của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính đối với dự án mới của nhà đầu tư; Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính có xác nhận của tổ chức tín dụng của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án có nhu cầu; trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao hoặc bản công chứng thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư được quyền sử dụng địa điểm thuê để triển khai dự án đầu tư;
  • Giải trình về nhu cầu sử dụng công nghệ theo mẫu hiện hành
  • Hợp đồng hợp tác BCC đối với dự án đầu tư triển khai theo hình thức hợp đồng BCC.

Trường hợp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ Tướng Chính phủ Việt nam:

Trường hợp, dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, dịch vụ viễn thông có thiết kế hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, công ty khoa học và công nghệ nước ngoài sở hữu 100% vốn. Thì phải đăng kí chủ trương đầu tư, khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận mới tiến hành các thủ tục tiếp theo để triển khai dự án theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.

Hồ sơ xin chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính Phủ gồm:

  • Tài liệu như đăng kí chủ trương đầu tư với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Kèm theo Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có);
  • Bản đánh giá tác động môi trường, và các phương án bảo vệ, hàng nguyên môi trường;
  • Bản đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội khi triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Cơ quan nộp hồ sơ: Ủy Ban nhân dân cấp Tỉnh hoặc Văn Phòng Chính Phủ
Thời gian thực hiện: Từ 35-40 ngày làm việc

=> Tham khảo bài viết điều kiện đầu tư nước ngoài vào việt nam

Bước 02: Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong các trường hợp sau, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Dự án đầu tư mới có nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với công ty hợp danh; Hoặc dự án kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51 % vốn trở lên.

Hồ sơ xin dự án đầu tư gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư theo mẫu hiện hành;
  • Bản công chứng chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với cá nhân
  • Bản công chứng Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư theo mẫu hiện hành;
  • Bản sao công ty hoặc công chứng một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính đối với dự án mới của công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính cho dự án của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính đối với dự án mới của nhà đầu tư; Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính có xác nhận của tổ chức tín dụng của nhà đầu tư;;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án có nhu cầu; trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao hoặc bản công chứng thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư được quyền sử dụng địa điểm thuê để triển khai dự án đầu tư;
  • Giải trình về nhu cầu sử dụng công nghệ bao gồm các nội dung: tên công nghệ, ngồn gốc xuất xứ công nghệ, sơ đồ hình vẽ quy trình hoạt động của công nghệ; các thông số kỹ thuật chính, tình trạng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính nhất đối với Dự án đầu tư có sử dụng công nghệ chuyển giao thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
  • Hợp đồng hợp tác BCC đối với dự án đầu tư triển khai theo hình thức hợp đồng BCC.
Cơ quan nộp hồ sơ: Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh nơi dự kiến triển khai dự án
Thời gian:
  • Đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc
  • Đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Tỉnh hoặc Thủ Tướng: 05 – 10 ngày làm việc từ ngày nhận được quyết định chủ trương đầu tư
=> Tham khảo bài viết tư vấn đầu tư nước ngoài vào việt nam

Bước 03: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do sở kế hoạch đầu tư cấp, hồ sơ để thành lập doanh nghiệp nhà đầu tư cần chuẩn bị

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo biểu mẫu.
  • Điều lệ hoạt động của công ty
  • Danh sách thành viên đối với công ty tnhh, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng đối với công ty cổ phần
  • Bản công chứng các giấy tờ: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu đối với cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký công ty hoặc tài liệu tương đương khác theo pháp luật nước sở tại và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức
  • Đối với thành viên là cá nhân, tổ chức nước ngoài thì bản sao chứng thực cá nhân, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng tại việt nam;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vừa được sở kế hoạch đầu tư cấp
  • Văn bản ủy quyền hoặc hợp đồng dịch vụ để nộp hồ sơ và nhận kết quả

Nơi nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh thành nơi thực hiện dự án đầu tư

Thời gian giải quyết: 03 - 05 ngày làm việc

=> Tham khảo bài viết thủ tục Thành lập công ty, doanh nghiệp

Bước 04: Đăng công bố thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Nội dung công bố thông tin bao gồm các thông tin ghi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
  • Ngành, nghề kinh doanh của công ty;
  • Toàn bộ danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông công ty là nhà đầu tư nước ngoài đối với loại hình cổ phần.
Nơi thực hiện: Phòng đăng ký kinh doanh

Bước 05: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp

Sau khi có đăng ký doanh nghiệp và đã đăng công bố thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin. Doanh nghiệp liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc con dấu và công bố trên cổng thông tin đăng ký doanh nghệp quốc gia. Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng (có thể từ 2 con dấu trở lên), hình thức và nội dung con dấu theo quy định pháp luật.

Thời gian thực hiện: 02 ngày làm việc

Bước 06: Công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi khắc xong con dấu, công ty phải tiến hành đăng tải mẫu con dấu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp để được sử dụng con dấu hợp pháp và được hệ thống online xác nhận đã đăng tải mẫu con dấu.

Nơi thực hiện: website dangkykinhdoanh.gov.vn

Thời gian: 03 ngày làm việc

Trên đây là những thông tin, kiến thức cơ bản về doanh nghiệp FDI, Thủ tục, hồ sơ thành lập công ty cho người nước ngoài (Doanh nghiệp FDI) mà HGP Law tổng hợp, biên soạn cung cấp cho bạn đọc,

Bạn ibox email, số điện thoại và nội dung yêu cầu HGP Law sẽ liên hệ lại tư vấn cho bạn

Nếu bài viết hữu ích mong bạn đọc đánh giá bên dưới để giúp đội ngũ HGP Law chia sẻ nhiều kiến thức hữu ích khácTrân trọng cảm ơn,

=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH;  Thành lập công ty cổ phần

=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm: 5/5 Dựa trên 5 Đánh giá

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600