google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI
Trong cuộc sống, một xã hội muốn tồn tại ổn định thì cần phải có một trật tự duy trì được điều đó. Việc thiết lập trật tự trong xã hội đều do giai cấp thống trị xây dựng nên và pháp luật ra đời. Với mục đích ban đầu bảo vệ lợi ích trước hết của giai cấp thống trị, điều chỉnh hành vi, mang tính áp đặt giáo điều với giai cấp bị trị. Từ quan hệ qua lại giữa các mặt của cuộc sống, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, pháp luật dần dần phát triển với mục đích bảo vệ quyền lợi cho các giai cấp khác nhau trong xã hội, không phân biệt giàu nghèo hay sang hèn của các tầng lớp đối lập khác nhau trong xã hội mà nó điều chỉnh hành vi của con người nói chung trong xã hội đó nhằm xây dựng một đất nước có một kỷ cương vững mạnh, văn minh và công bằng hơn. Cùng Luật HGP tìm hiểu pháp luật là gì? đặc điểm và bản chất của pháp luật như thế nào? qua bài viết sau
=> Tham khảo bài viết Công ty là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử xự của con người do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội và do điều kiện kinh tế xã hội quy định là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Vậy Quy tắc xử xự là gì? Quy tắc xử xự được định nghĩa là những quy ước ấn định cho sự hoạt động của con người. Cho phép con người được làm gì, không được làm gì và phải làm gì trong những điều kiện nhất định. Hệ thống các quy tắc xử xự do Nhà nước ban hành luôn thống nhất với nhau và tạo thành một hệ thống pháp luật của nhà nước.
=> Tham khảo dịch vụ luật sư tư vấn
Pháp luật thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị nắm trong tay quyền lực, giai cấp thống trị thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí của nhà nước. Ý chí đó được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật (quy tắc xử sự) do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành. Trong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều loại quy phạm khác nhau, thể hiện ý chí và nguyện vọng của các giai cấp, các lực lượng xã hội khác nhau, nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật thống nhất chung cho toàn xã hội.
Mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội còn thể hiện tính giai cấp của pháp luật. Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một “trật tự” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống nhất. Như việc phân tích trên có thể hiểu pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.
Bản chất giai cấp là thuộc tính chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những nét riêng và cách biểu hiện riêng. Ví dụ: PL chủ nô công khai quy định quyền lực vô hạn của chủ nô, tình trạng vô quyền của nô lệ. PL phong kiến công khai quy định đặc quyền, đặc lợi của địa chủ phong kiến, cũng như quy định các chế tài hà khắc dã man để đàn áp nhân dân lao động. Trong pháp luật tư sản bản chất giai cấp được thể hiện một cách thận trọng, tinh vi dưới nhiều hình thức như quy định về mặt pháp lý những quyền tự do, dân chủ… nhưng thực chất pháp luật tư sản luôn thể hiện ý chí của giai cấp tư sản và mục đích trước hết nhầm phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là công cụ để xây dựng một xã hội mới trong đó mọi người đều sống tự do, bình đẳng, công bằng xã hội được đảm bảo.
=> Tham khảo dịch vụ luật sư đất đai
Pháp luật do Nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội nên còn thể hiện ý chí nguyện vọng và lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội, vì vậy pháp luật mang tính xã hội. Các quy phạm pháp luật là kết quả của quá trình “ chọn lọc tự nhiên” trong xã hội: các chủ thể có nhiều cách xử sự khác nhau, Nhà nước ghi nhận những xử sự hợp lý, khách quan, tức là xử sự phù hợp với lợi ích của số đông trong xã hội, được số đông trong xã hội chấp nhận. Nhà nước thể chế hoá xử sự ấy thành các quy phạm pháp luật. Đó là những phản ánh chân lý khách quan. Quy phạm pháp luật vừa là thước đo hành vi của con người, vừa là công cụ để kiểm nghiệm các quá trình, hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Pháp luật của bất cứ Nhà nước nào không chỉ ôm tất cả vào mình mà phải tính đến lợi ích của các giai tầng khác. Nhà nước nước nào ôm tất cả vào mình, không sớm thì muộn Nhà nước ấy sẽ diệt vong.
Pháp luật của mỗi nước muốn được người dân chấp nhận thì nó phải được xây dựng trên nền tảng dân tộc, thấm nhuần tính dân tộc. Nó phải phản ánh được những phong tục, tập quán, đặc điểm lịch sử, điều kiện địa lý và trình độ văn minh, văn hoá của dân tộc. Pháp luật còn thể hiện tính mở, sẵn sàng tiếp nhận những thành tựu của nền văn minh, văn hoá pháp lý của nhân loại. Tính xã hội, tính dân tộc và tính mở của pháp luật không mâu thuẫn với tính giai cấp mà còn hỗ trợ, bổ sung cho tính giai cấp.
Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Dựa trên quan điểm hệ thống, không có pháp luật nào chỉ thể hiện duy nhất tính giai cấp; ngược lại, cũng không có pháp luật nào chỉ thể hiện tính xã hội. Tuy nhiên mức độ đậm, nhạt của hai tính chất đó của pháp luật rất khác nhau và thường hay biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, đạo đức, quan điểm, đường lối và các trào lưu chính trị xã hội trong mỗi nước, ở một thời kỳ lịch sử nhất định.
=> Tham khảo dịch vụ luật sư bào chữa
Pháp luật gồm các quy tắc xử sự chung, các quy định hầu hết đều mang tính khái quát hóa từ rất nhiều trường hợp gặp phải mang tính phổ biến diễn ra trong xã hội. Nó dự liệu mang tính chung hợp nhất mà không phải là trường hợp cụ thể, nó là khuôn mẫu điển hình để các chủ thể trong xã hội thực hiện theo khi gặp phải những tình huống mà pháp luật đã dự liệu.
Pháp luật mang tính bắt buộc chung, các quy định pháp luật được dự liệu không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho bất kỳ ai, bất kỳ chủ thể nào khi bị đặt vào hoàn cảnh mà pháp luật quy định thì đều phải tuân thủ tục hiện.
=> Tham khảo dịch vụ luật sư Doanh nghiệp
Pháp luật luôn được thể hiện dưới những hình thức nhất định, những quy định pháp luật phải được chứa đựng trong các nguồn luật như văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp, án lệ, áp dụng pháp luật tương tự, lẽ công bằng, thỏa thuận, nguyên tắc chung … Sự xác định chặt chẽ về hình thức là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật với những quy định không phải là pháp luật. Ngoài ra nó là yếu tố tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của pháp luật.
Ngoài các đặc điểm cơ bản nói trên, pháp luật còn có những điểm khác nữa như tính ổn định, tính hệ thống, tính năng động.
Pháp luật được thực hiện bởi Nhà nước do Nhà nước có đầy đủ phương tiện, công cụ, nhân lực để bảo đảm thực hiện pháp luật bằng biện pháp giáo dục hoặc bằng biện pháp cưỡng chế, trong đó các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các chủ thể trong xã hội tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, mang lại hiệu quả trong đời sống xã hội.
=> Tham khảo quy định về Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?
=> Tham khảo: Thành lập công ty TNHH; Thành lập công ty cổ phần