google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI
Việt Nam trong những năm gần đây chứng kiến sự phát triển và gia tăng nhanh chóng số lượng các công ty. Các công ty là một trong các động lực thúc đẩy nền kinh tế vì vậy nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện thành lập công ty. Pháp luật nước ta ghi nhận nhiều loại hình công ty, mỗi loại hình lại có những đặc điểm riêng phù hợp với nhiều điều kiện khác nhau. Vì vậy, trong bài viêt này, Luật Hiếu Gia chúng tôi sẽ khái quát lại các vấn đề liên quan đến công ty, đặc điểm và ưu nhược điểm của mỗi loại hình.
=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty
Công ty là 1 loại hình tổ chức kinh tế có sự liên kết giữa các nhà đầu tư để cùng góp vốn, kinh doanh, chịu trách nhiệm và hưởng các lợi ích kinh doanh. Công ty có tư cách pháp nhân
=> Tham khảo quy định về Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?
Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh là cá nhân cùng góp vốn, cùng nhau kinh doanh và liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty hợp danh có hai lại bao gồm công ty hợp danh chỉ có thành viên hợp danh và công ty hợp danh vừa có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, bắt buộc có trong công ti và phải có ít nhất 2 thành viên trở lên. Chịu trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ tài sản.Thành viên hợp danh là nòng cốt của công ti hợp danh, bởi vì nếu không có thành viên hợp danh thì công ti hợp danh không thể thành lập và hoạt động được. Tất cả thành viên hợp danh là đại diện theo pháp luật của công ty. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, có thể có hoặc không có trong công ti hợp danh, chịu trách nhiệm hữu hạn. Thành viên góp vốn không quan trọng như thành viên hợp danh, tuy nhiên sự tham gia của các thành viên này khiến khả năng huy động vốn của công ti hợp danh cao hơn.
Công ty hợp danh không có quyền phát hành bất cứ loại chứng khoán nào để huy động vốn. Khi có nhu cầu tăng vốn điều lệ thì công ty sẽ huy động bằng cách kết nạp thêm thành viên góp vốn hoặc tăng phần vốn góp của mỗi thành viên.
Công ty hợp danh có các thành viên góp vốn thường quen biết nhau nên sự tin tưởng lẫn nhau lớn tạo ra sự dễ ràng trong hoạt động quản lý. Bên cạnh đó, các thành viên dễ dàng kết hợp với nhau trong quá trình làm việc tạo ra hiệu quả cao trong công việc.
Các thành viên góp có chế độ chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài sản nên dễ dàng tạo ra sự tin cậy đối với khách hàng hoặc với đối tác khi kinh doanh.=> Tham khảo dịch vụ thành lập công ty giá rẻ
Công ty TNHH 1 thành viên Là doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty TNHH 1 thành viên có thể thực hiện việc tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động vốn góp của người khác.
Thành viên công ty TNHH 1 thành viên có thể chuyển nhượng toàn bộ hoặc 1 phần vốn của mình cho 1 hoặc nhiều cá nhân hoặc pháp nhân. Nếu chuyển cho nhiều cá nhân hoặc chỉ chuyển một phần vốn, khi đó số thành viên sẽ tăng lên, và công ty sẽ phải làm thủ tục chuyển đổi mô hình từ TNHH 1 thành viên thành TNHH 2 thành viên trở lên
=> Tham khảo dịch vụ thành lập công ty TNHH
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không quá 50,thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có vốn điều lệ là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp vào công ty, thời gian góp vốn là 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty trừ trường hợp thành viên chưa góp vốn hoặc góp không đủ số vốn đã cam kết
Công ty có nhiều thành viên làm chủ sở hữu nhưng không quá 50 người, tuy nhiên do nhiều thành viên nên khả năng huy động vốn tốt hơn so với công ty TNHH 1 thành viên.
Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng kí thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng kí mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghieeppj trong phậm vi số vốn góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ cổ đông sáng lập
Công ty cổ phẩn phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập nhưng không giới hạn số cổ đông tối đa tạo khả năng huy động vốn lớn. Hơn nữa, Công ty có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty và đưa lên Sàn giao dịch chứng khoán, có thể chuyển nhượng vốn cho cổ đông trong và ngoài công ty, số lượng cổ đông trong công ty là không giới hạn, chính vì vậy có thể xem công ty cổ phần là loại hình có khả năng huy động vốn cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp.
Các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp nên rủi ro ít hơn cho các cổ đông, từ đó có thể kêu gọi nhiều cổ đông đầu tư vào công ty.Trong một số trường hợp, khi nhiều cổ đông tham gia quản lý, điều hành công ty sẽ xảy ra trường hợp không đồng nhất ý kiến gây ra mâu thuẫn trong nội bộ công ty. Hơn nữa, về bản chất Công ty cổ phần là loại công ty đối vốn. Điều đó có nghĩa là khi thành lập công ty chủ yếu quan tâm đến vốn góp, còn việc ai góp vốn không quan trọng. Nên có thể nói tính gắn kết, tin cậy giữa các cổ đông với nhau thấp hơn so với các thành viên của các loại hình khác như công ty hợp danh…
Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần khá phức tạp đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ và chuyên nghiệp.=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty cổ phần
Đây là một trong các câu hỏi mà luật sư thường xuyên được khách hàng mới khởi nghiệp hỏi và đề nghị tự vấn? đối với câu hỏi này thì chúng ta phải xác định các vấn đề sau rồi mới quyết định là có nên thành lập công ty hay không?
Nếu bạn có các mục tiêu sau: Muốn kinh doanh chuyên nghiệp hơi, Bạn muốn mở rộng hoạt động kinh doanh và tìm kiếm nhiều khách hàng hơn; Muốn có hóa đơn để xuất cho khách hàng; Bạn muốn xây dựng hệ thống bộ máy quản trị tốt và tối ưu trong hoạt động hơn; Bạn phải thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm cho người lao động để đảm bảo quyền của họ và giữ chân họ tốt hơn
=> Vậy tư vấn của chúng tôi là bạn phải thành lập công ty để làm một trong các yêu tố trên
Nếu bạn: Không muốn phát triển mạng mô hình kinh doanh của mình; Không muốn đóng bảo hiểm cho người lao động; Không muốn xây dựng thương hiệu và mô hình kinh doanh; Bạn muốn tự làm hết tất cả mọi việc
=> Tham khảo thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩmHồ sơ thành lập công ty bao gồm các giấy tờ sau
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hố sơ qua mạng hoặc trực tiếp
Bước 3: Nhận kết quả trực tiếp hoặc qua đường bưu điện thời gian là 3 đến 4 ngày
Nhiều khách hàng khi đọc được bài viết này hoặc chăm chỉ tìm hiểu thông tin nghĩ rằng việc thành lập công ty đơn giản nên đã tự làm nhưng thực tiết lại phát sinh nhiều vấn đề như
Không biết làm hồ sơ như: kê khai thông tin không đúng quy định của pháp luật; không có biểu mẫu theo quy định hiện hành; không biết mã hóa ngành nghề; chuẩn bị giấy tờ tài liệu đã hết hạn sử dụng
Đi nộp hồ sơ thì kê khai không đúng, không biết nộp hồ sơ qua mạng mất thời gian
Hậy quả là mất quá nhiều thời gian nghiên cứu không tập trung làm được việc xây dựng, phát triển kế hoạch kinh doanh, không có thời gian tiếp xúc, đào tạo nhân sự, gặp gỡ khách hàng tiềm năng
Nhiều bạn trẻ khởi nghiệp đã chọn phương án thông minh là THUÊ dịch vụ thành lập công ty
=> Tham khảo khái niệm chữ ký số là gì
=> Tham khảo kỹ năng quản lý doanh nghiệp