google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Thành lập chi nhánh tại Hà Nội

Thành lập chi nhánh tại Hà Nội

Lựa chọn thành lập chi nhánh tại Hà Nội đang được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi bởi nhiều tiện ích của chi nhánh. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp. Có thể nói chi nhánh như một doanh nghiệp con vừa có đủ chức năng hoạt động kinh doanh như một công ty, vừa giúp cho công ty chủ quản dễ dàng quản lý. Luật HGP chia sẻ thủ tục đầy đủ nhất và đảm bảo hoạt động đúng quy định của pháp luật thông qua bài viết dưới đây

=> Tham khảo thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội

I. Căn cứ pháp lý thành lập chi nhánh tại Hà Nội

Việc thành lập chi nhánh công ty cần phải tuân theo trình tự, thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật. Hiện nay, thủ tục thành lập chi nhánh tại Hà Nội phải căn cứ vào các văn bản pháp lý như sau:
  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 47/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

=> Tham khảo thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Hà Nội

II. Điều kiện thành lập chi nhánh tại Hà Nội

Chi nhánh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khi có đủ các điều kiện sau:
  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh theo đúng quy định;
  • Tên của chi nhánh được đặt theo đúng quy định của pháp luật;
  • Có trụ sở chi nhánh theo quy định của pháp luật;
  • Có hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
  • Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký thành lập chi nhánh theo quy định của pháp luật.

=> Tham khảo điều kiện thành lập công ty tại Hà Nội

III. Các vấn đề cần lưu ý khi thành lập chi nhánh tại Hà Nội

Bước đầu khi lựa chọn thành lập chi nhánh công ty quý khách cần lưu ý các vấn đề sau:

1. Về địa chỉ của chi nhánh

Địa chỉ của chi nhánh phải có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Trường hợp địa chỉ dự định đặt trụ sở chi nhánh chưa có số nhà, doanh nghiệp liên hệ Ủy ban nhân dân Quận/Huyện để được cấp số nhà trước khi đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: địa chỉ không được đăng ký trụ sở Chi nhánh tại Chung cư hoặc Nhà tập thể quy định tại Luật Nhà ở và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.

=> Tham khảo tốp văn phòng ảo uy tín

2. Đặt tên cho chi nhánh

Khi thành lập chi nhánh tại Hà Nội cần lưu ý các vấn đề về việc đặt tên cho chi nhánh

Thứ nhất, tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

Thứ hai, tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.

Thứ ba, tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh, được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.

Ngoài ra, chi nhánh có thể đăng ký thêm tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Ví dụ về cách đặt tên chi nhánh: Chi nhánh tại Hà Nội – Công ty Cổ phần ABC; Công ty Cổ phần ABC – Chi nhánh Hà Nội…

3. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh

Vì nhiệm vụ của chi nhánh là thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, do vậy ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp

Khi lựa chọn người đứng đầu chi nhánh cần lưu ý người đó phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại  Luật Doanh nghiệp 2021

=> Tham khảo thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Nội

IV. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh tại Hà Nội

Chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nội tùy vào từng loại hình doanh nghiệp sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

1. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH một thành viên

  • Thông báo Về việc đăng ký hoạt động chi nhánh theo mẫu Phụ lục II-11 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thành lập chi nhánh;
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh của công ty;
  • Bản sao chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân (chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu) của người đứng đầu chi nhánh.

2. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • Thông báo Về việc đăng ký hoạt động chi nhánh theo mẫu Phụ lục II-11 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Quyết định của Hội đồng thành viên công ty về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về việc thành lập chi nhánh;
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh của công ty;
  • Bản sao chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân (chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu) của người đứng đầu chi nhánh.

3. Hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh Công ty Cổ phần

  • Thông báo Về việc đăng ký hoạt động chi nhánh theo mẫu Phụ lục II-11 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Quyết định của Hội đồng quản trị công ty về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty về việc thành lập chi nhánh;
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh của công ty;
  • Bản sao chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân (chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu) của người đứng đầu chi nhánh.
Trên đây là toàn bộ các giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nội.

=>  Tham khảo đơn vị cho thuê văn phòng tại Hà Nội uy tín, giá rẻ

V. Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh tại Hà Nội

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã trích dẫn ở trên, Người thành lập chi nhánh hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục nộp hồ sơ thành lập chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh đặt trụ sở. Hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh được nộp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại trang web dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bước 1: kê khai thông tin thành lập chi nhánh

Người nộp hồ sơ kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

 Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh đã được cấp để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Bước 2: Nộp hồ sơ hợp lệ

Trong vòng 03 ngày làm việc theo như giấy biên nhận, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo hợp lệ của email của người nộp hồ sơ. Sau khi có thông báo hợp lệ, người nộp hồ sơ in ra kèm theo giấy biên nhận và mang hồ sơ đã tải lên tài khoản đăng ký kinh doanh lên nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi đã nộp vào hồ sơ bản giấy, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đối chiếu hồ sơ với văn bản đã nộp qua mạng điện tử. Nếu hồ sơ thống nhất, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp.

Khi đó người nộp hồ sơ sẽ mang giấy biên nhận lên để nhận kết quả.

Vừa rồi là toàn bộ quy trình đăng ký thành lập công ty tại Hà Nội. Nếu có vướng mắc cần hỗ trợ, quý khách hãy liên hệ ngay đến HGP LAW để được tư vấn MIỄN PHÍ.

=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH;  Thành lập công ty cổ phần

VI. Những công việc cần làm sau khi thành lập chi nhánh tại Hà Nội

1. Khai, nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh

Chi nhánh có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Trường hợp chi nhánh ở cùng địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp. Thì doanh nghiệp sẽ thực hiện việc kê khai và nộp lệ phí môn bài cho chi nhánh của mình. Trường hợp chi nhánh ở khác địa phương cấp tỉnh với doanh nghiệp thì chi nhánh sẽ tự thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài với cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp của mình.

Mức thu lệ phí môn bài mà chi nhánh phải nộp là 1.000.000 đồng / năm.

Ngày chậm nhất mà chi nhánh phải nộp mức lệ phí môn bài là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nếu chi nhánh thành lập trong thời gian 06 tháng đầu năm thì nộp lệ phí môn bài cho cả năm. Nếu thành lập trong 06 tháng cuối năm (từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 của năm). Thì năm đầu tiên chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài cho cả năm.

2. Thông báo về việc đặt in, tự in hoặc sử dụng hóa đơn từ cơ quan thuế

Chi nhánh đều được tự đặt in hóa đơn để sử dụng. Hoặc sử dụng chung hóa đơn với doanh nghiệp. Bao gồm cả chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc.

Mẫu hóa đơn ở chi nhánh có thể giống hoặc khác với mẫu hóa đơn của trụ sở chính của doanh nghiệp.

Trường hợp chi nhánh sử dụng chung mẫu hóa đơn với doanh nghiệp thì cần lưu ý:

  • Tên doanh nghiệp phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn
  • Chi nhánh đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ chi nhánh của đơn vị bán hàng” để sử dụng.

Chi nhánh phải lập và gửi Thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Chậm nhất là 02 ngày trước khi bắt đầu sử dụng hóa đơn.

Trường hợp chi nhánh sử dụng chung mẫu hóa đơn của doanh nghiệp. Nhưng kê khai thuế giá trị gia tăng riêng. Thì chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Còn nếu doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng cho chi nhánh. Thì chi nhánh không phải Thông báo phát hành hóa đơn nữa.

=> Tham khảo thủ tục giải thể công ty tại Hà Nội

VII. Dịch vụ thành lập chi nhánh tại Hà Nội của HGP LAW

HGP cam kết đối với dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nội:
  • Tư vấn toàn bộ các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập chi nhánh công ty;
  • Thực hiện tất cả các công việc liên quan đến việc thành lập chi nhánh;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi tình trạng của hồ sơ;
  • Nhận kết quả thành lập chi nhánh và đại diện thực hiện thủ tục tại Sở Kế hoạch và đầu tư;
  • Bàn giao kết quả thành lập chi nhánh công ty cho khách hàng;
  • Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi thành lập chi nhánh công ty: thông báo mẫu dấu; tư vấn về thuế sau thành lập…
  • Cung cấp mọi VBPL và biểu mẫu có liên quan nếu khách hàng có yêu cầu.

Khách hàng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau: Gọi trực tiếp tới hotline; chat qua facebook, zalo, website; gửi email. Tại website: luathgp.com chúng tôi có số hotline của Luật sư chuyên phụ trách mảng doanh nghiệp, khách hàng có thể liên hệ để được trực tiếp tư vấn. Hoặc có thể để lại lời nhắn hoặc yêu cầu tư vấn trên website, chúng tôi cam kết bảo mật toàn bộ thông tin khách hàng đã cung cấp và chỉ sử dụng để soạn hồ sơ khi có sự chấp thuận của khách hàng.

=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội

=> Tham khảo thủ tục giải thể công ty tại Hà Nội

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm: 5/5 Dựa trên 1 Đánh giá

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600