Hoạt động đầu tư ra nước ngoài đang được các doanh nghiệp đẩy mạnh và được nhà nước ta khuyến khích, tạo các điều kiện cần thiết. Việc đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp khai thác, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ; tiếp cận được các công nghệ hiện đại của nước ngoài; nâng cao năng lực quản lý công ty và góp phần nâng cao nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài được hiểu là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
II. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Khi đáp ứng đủ các điều kiện đã nêu ở trên, nhà đầu tư cần chuẩn bị 03 Bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (01 Bộ hồ sơ gốc và 02 bộ Photo). Thành phần hồ sơ bao gồm các văn bản sau:
Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài (Theo mẫu)
Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của nhà đầu tư là cá nhân; Bản sao Giấy phép thành lập của nhà đầu tư là tổ chức
Quyết định của nhà đầu tư về việc đầu tư ra nước ngoài
Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ dùng để đầu tư hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư
Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với dự án đầu tư trong các lĩnh vực: ngân hàng, bản hiểm, khoa học và công nghệ.
Lưu ý: Hồ sơ và các văn bản được làm bằng tiếng Việt. Nếu có tài liệu làm bằng tiếng nước ngoài thì phải nộp bản sao hợp lệ kèm theo bản dịch tiếng Việt.
Trước khi nộp hồ sơ bản giấy, nhà đầu tư thực hiện đăng ký thông tin đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (dautunuocngoai.gov.vn).
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Trong thời hạn 5 ngày làm việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư về các vấn đề cần bổ sung và nội dung cần làm rõ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư.
Tư vấn đầu tư ra nước ngoài sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần thực hiện đầy đủ các bước sau để có thể triển khai hoạt động đầu tư theo đúng các quy định của pháp luật.
1. Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư sẽ được cấp tài khoản truy cập hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài để nhà đầu tư thực hiện các chế độ báo cáo về hoạt động đầu tư định kỳ theo quy định. Cụ thể:
Định kỳ hàng quý, hàng năm, nhà đầu tư gửi báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;
Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, để có thể chuyển được vốn ra nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư cần mở một tài khoản vốn riêng tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài tại Việt Nam phải được thực hiện qua tài khoản vốn.
Nhà đầu tư được phép chuyển vốn đầu tư ra ngoài khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; Hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép; Có tài khoản vốn.
3. Chuyển lợi nhuận từ hoạt động đầu tư về nước
Trường hợp lợi nhuận từ hoạt động đầu tư không được nhà đầu tư sử dụng để tăng vốn, mở rộng dự án đầu tư, thì trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cóbáo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam. Việc chuyển lợi nhuận về nước cũng phải được thực hiện qua tài khoản vốn đầu tư.
Trên đây là các thủ tục và điều kiện cần thiết để nhà đầu tư có thể thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài. Luật Hiếu Gia sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí cho nhà đầu tư khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến thủ tục Đầu tư ra nước ngoài.
IV. HGP cung cấp dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
HGP Law thành lập với đội ngũ nhân viên, luật sư, các tập sự hành nghề luật sư có chuyên môn cao, nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra còn có kinh nghiệm đối với các thủ tục pháp lý khác liên quan đến các lĩnh vực kế toán, lao động, tiền lương, hợp đồng, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mã số mã vạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, tư vấn pháp lý nội bộ doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.
Tư vấn chi tiết, xác lập những phương án lựa chọn, hạn chế rủi ro cho khách hàng.
Nhân viên nhiệt tình, thân thiện, hỗ trợ kịp thời và giải đáp những vấn đề có tính chuyên môn cao trong vướng mắc của khách hàng.
Tự hào cung cấp dịch vụ khắp các địa bàn trên cả nước.
HGP Law còn cung cấp dịch vụ tư vấn thường xuyên khi khách hàng ký hợp đồng tư vấn.