google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Chứng khoán là gì

Chứng khoán là gì

Chắc chắn hẳn bạn đang tìm đến bài viết này là bởi câu hỏi thắc mắc: “Chứng khoán là gì?”. Đó là 1 khái niệm được nhắc nhiều trong kinh tế đồng thời cũng được quy định khá rõ trong các văn bản luật. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, phân loại cũng như phân tích, giải nghĩa kỹ hơn vai trò của chứng khoán.

=> Tham khảo tốp 12 Công ty chứng khoán Uy tín

I. Khái niệm chứng khoán là gì?

Theo Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, chứng khoán là tài sản bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; chứng khoán cũng bao gồm chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH;  Thành lập công ty cổ phần

II. Hình thức tồn tại và giá trị

Loại tài sản này do 1 tổ chức cụ thể phát hành, tồn tại dưới dạng chứng từ có giá dài hạn hoặc bút toán ghi số. Nó xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với vốn hoặc tài sản.

Sự xuất hiện của chứng khoán đi cùng với thị trường chứng khoán. Chúng chính là hàng hoá của thị trường này. Chứng khoán là bản sao bằng giấy tờ của tư bản thật. Chúng không có giá trị độc lập (tức tư bản giả).

Nếu hỏi: “Chứng khoán là gì?” thì câu trả lời đơn giản nhất là cổ phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ chứng khoán khác

Trên thị trường chứng khoán, chứng khoán có giá mang lại thu nhập cho người sở hữu. Không những thế, đa số chứng khoán phát hành không ghi tên người sở hữu nên được mua bán tự do mà không cần chữ ký. Ban đầu, chứng khoán trên thị trường chứng khoán được in bằng giấy. Ngày nay, chúng tồn tại phi vật thể và được biểu thị, lưu trữ qua các nghiệp vụ ghi chép kế toán.

Chứng khoán cũng chính là tài sản. Chúng được xác nhận bằng chứng chỉ, bút toán và dữ liệu điện tử

Như vậy, chứng khoán là 1 sản phẩm, công cụ tài chính có thể giao dịch, mua bán và nắm giữ như tiền. Nó được xác nhận bằng chứng chỉ (certificate), bút toán sổ sách (book-entry) và dữ liệu điện tử. Người sở hữu chứng khoán của công ty cổ phần có quyền và lợi ích về sở hữu tài sản hoặc vốn đối công ty.

=> Tham khảo tốp 12 Công ty chứng khoán Uy tín

III. Đặc điểm của chứng khoán

Chứng khoán có thể thể hiện mối quan hệ sở hữu với công ty (cổ phiếu); quan hệ chủ nợ (trái phiếu…) cũng có thể là chứng khoán lai (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi) hay các loại quyền chọn khác. Khi phát hành, chứng khoán có thể ghi danh (ghi tên người sở hữu) hoặc vô danh (không ghi tên người sở hữu).

Tài sản này mang những đặc điểm sau:

  • Có tính thanh khoản: Có thể chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt;
  • Có tính sinh lời: Có khả năng tạo ra thu nhập cho chủ sở hữu;
  • Có tính rủi ro: Mua bán chứng khoán có thể khiến thu nhập của chủ sở hữu giảm xuống.

=> Tham khảo bài viết về thị trường Chứng khoán phái sinh


Chứng khoán có tính thanh khoản, sinh lời và rủi ro

Quy định về chứng khoán tại mỗi quốc gia không hoàn toàn giống nhau và được nêu trong Luật chứng khoán tại quốc gia đó. Tuy nhiên, dù là ở đâu thì quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành vẫn phụ thuộc vào loại chứng khoán.

Ví dụ: Người sở hữu cổ phiếu vừa có quyền hưởng lợi (thu nhập), vừa có quyền sở hữu đối với tổ chức phát hành. Trong khi đó, người sở hữu trái phiếu chỉ có quyền hưởng lợi mà không có quyền sở hữu từ tổ chức phát hành.

=> Tham khảo 15 bước kinh doanh online hiệu quả

IV. Các loại chứng khoán

Như vậy là bạn đã hiểu “Chứng khoán là gì?”. Hiện nay, trường thế giới cũng như Việt Nam chia chứng khoán thành 3 loại chính:

(1) Chứng khoán vốn

(2) Chứng khoán nợ

(3) Chứng khoán phái sinh

Mỗi loại mang đặc điểm riêng biệt.

1. Chứng khoán vốn

Chứng khoán vốn thể hiện quyền sở hữu của cổ đông đối với 1 thực thể (tiêu biểu nhất là công ty). Chứng khoán vốn quen thuộc nhất chính là cổ phiếu phổ thông. Chúng được nhà đầu tư cá nhân mua bán trên sàn chứng khoán.

Vai trò, đặc điểm của chứng khoán vốn cũng là đặc điểm của cổ phiếu. Nếu công ty kinh doanh tốt, chủ sở hữu sẽ được trả cổ tức. Chủ sở hữu cũng có thể mua bán chứng khoán vốn và hưởng lợi từ chênh lệch giá và có quyền biểu quyết quyết định các hoạt động của công ty.

Trường hợp phá sản, giải thể, cổ đông sẽ nhận lại khoản tiền còn lại sau khi công ty thanh toán xong các khoản nợ.

=> Tham khảo kiến thức đầu tư chứng khoán trực tuyến


Thị trường chứng khoán mua bán các loại chứng khoán trong đó tiêu biểu nhất là cổ phiếu

2. Chứng khoán nợ

Chứng khoán nợ xác lập 1 khoản tiền bạn cho công ty và họ phải có trách nhiệm hoàn trả với lãi suất, kỳ hạn, gia hạn, … cụ thể. Loại chứng khoán này thể hiện rằng bạn là chủ nợ của công ty.

Chứng khoán nợ quen thuộc nhất hiện nay là trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp). Ngoài ra còn có chứng chỉ tiền gửi (CD), chứng khoán được thế chấp. Sổ tiết kiệm ngân hàng cũng được coi như chứng khoán nợ.

Chứng khoán nợ được trả lãi thường xuyên dù công ty hoạt động hiệu quả hay không. Chúng cũng được ưu tiên thanh toán trước nếu công ty phá sản.

Chứng khoán lai: Là loại chứng khoán mang đặc tính của chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu chuyển đổi là 2 loại chứng khoán lai tiêu biểu nhất. Tuy nhiên, nhìn chung, chứng khoán lai vẫn thiên nhiều hơn về chứng khoán nợ.

=> Tham khảo thông tin về chứng khoán cơ bản

3. Chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh có nhiều dạng với cách thức mua bán phức tạp hơn. Giao dịch chứng khoán phái sinh tại Việt Nam phụ thuộc giá vào chỉ số VN30. Tuy nhiên, đó chỉ là 1 dạng của loại chứng khoán này.

Hợp đồng quyền chọn (chọn mua hoặc bán) là khái niệm được nhắc đến nhiều hơn cả. Có thể hiểu giao dịch này theo ví dụ sau:

Giả sử: Trên thị trường, Cổ Phiếu X đang có giá 50.000 đồng. Bạn dự đoán, sắp tới, mức giá này sẽ là 60.000 đồng cho lái 10.000 đồng. Lúc này, thay vì bỏ ra 50.000 đồng, bạn có thể đặt chi phí quyền chọn giả định là 1.000 đồng. Như vậy, cùng bỏ ra 50.000 đồng, với việc đặt chi phí quyền chọn, bạn sẽ mua được 50 cổ phiếu.

Khi giá cổ phiếu X tăng lên 60.000 đồng đúng như dự đoán:

Số lãi thu được = 50 (số cổ phiếu đã mua) X 10.000 đồng (lãi/cổ phiếu) – 50.000 đồng (chi phí mua quyền) = 450.000 đồng.

Ngược lại, bạn cũng cần chấp nhận rủi ro nếu giá trị cổ phiếu đã mua không những không tăng lên mà giảm đi và không bán được. So với chứng khoán thường, chứng khoán phái sinh tồn tại mức rủi ro cao nhất. Nếu xét cả 3 loại, chứng khoán nợ được coi là ít rủi ro nhất. Trong khi đó, cổ phiếu có mức rủi ro vừa.

So với khái niệm gốc giải thích “Chứng khoán là gì”, chứng khoán phái sinh phức tạp và đa dạng hơn

Hiện tại, thị trường cổ phiếu tại Việt Nam sôi động hơn cả. Thị trường phái sinh trong nước ra đời từ năm 2018 cũng ngày 1 phát triển. Riêng thị trường trái phiếu hiện chưa thật sự phát triển.

=> Tham khảo bài viết về thị trường Chứng khoán phái sinh

V. Chứng khoán và vai trò với nền kinh tế

Sự ra đời và hoạt động của thị trường chứng khoán hỗ trợ cho sự phát triển của cả nền kinh tế. Chứng khoán giúp tiền của nhà đầu tư tìm đến các công ty cần vốn để họ mở rộng kinh doanh. Việc xác định công ty nào hoạt động hiệu quả thông qua thị trường chứng khoán cũng dễ dàng hơn, nhờ thế mà tiền được đẩy vào đúng chỗ.

=> Ngoài chứng khoán hãy tham khảo tốp 10 ý tưởng kinh doanh tại nhà


Kinh tế phát triển nếu nhà đầu tư hiểu “Chứng khoán là gì” và tham gia vào thị trường này

Chứng khoán tăng trưởng quá mạnh mẽ cũng không có lợi. Dù có xu hướng tăng trưởng trong lâu dài nhưng sẽ có thời gian thị trường giảm 10 – 20%. Tình trạng này diễn ra hàng năm. Chính vì thế, cần có kiến thức, kinh nghiệm khi tham gia thị trường chứng khoán. Tránh mua tràn lan, bỏ qua tính toán, đánh giá thực tế để tránh thiệt hại lớn.

Luật HGP vừa cùng bạn tìm hiểu “Chứng khoán là gì”. Nội dung trên được chúng tôi tìm hiểu và tổng hợp từ Luật Chứng Khoán được ban hành và có hiệu lực từ năm 2019 của nước ta. Rất mong bài viết này thật sự hữu ích để bạn hiểu hơn về khái niệm cũng như luật hiện hành. Cảm ơn sự theo dõi và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo.

=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty

=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm cho bài viết này

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600