google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Kế toán bán hàng

Kế toán bán hàng

Với công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ, kế toán bán hàng là công việc quan trọng không thể thiếu trong mọi hoạt động. Đây không còn là một thuật ngữ mới mẻ với những người cũ lẫn mới. Tuy nhiên cụ thể công việc được thực hiện như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Và nếu bạn là có định hướng trở thành một nhân viên kế toán, các thông tin xung quanh vấn đề này chắc chắn sẽ rất quan trọng giúp chúng ta chủ động hơn ở mọi mặt.

=> Tham khảo bài viết để hiểu về Chứng khoán là gì?

I. Kế toán bán hàng là gì?


Thế nào là Sales Accountant?

Kế toán bán hàng là một công việc quan trọng đối với các hoạt động buôn bán ở các công ty lớn, nhỏ. Với những sinh viên ra trường, đây được đánh giá là công việc cơ bản và khá phù hợp với họ.

Kế toán bán hàng, hay còn có tên gọi khác trong tiếng anh là Sales Accountant, có nhiệm vụ chính là liệt kê, ghi chép toàn bộ công việc có liên quan đến việc bán hàng của công ty. Các hoạt động buôn bán của đơn vị cần được ghi chép lại một cách cẩn thận bởi người kế toán.

Các công việc phổ biến của chức vụ này bao gồm như ghi chép lại các hóa đơn xuất nhập hàng hoá, ghi chép chi tiết các hoạt động của doanh thu, tiền thuế cũng như báo cáo theo tuần, tháng, năm… giống với quy định.

Các báo cáo tài chính sẽ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng. Ví dụ như kế toán cần làm bảng báo cáo doanh số bán hàng theo nhân viên, phân tích hàng hoá theo địa điểm, chủng loại…

Thông báo về chất lượng và số lượng của sản phẩm trong kho

Không chỉ phụ trách ghi chép, người làm kế toán còn phải thông báo kịp thời tới người phụ trách về chất lượng, số lượng về hàng hóa trong kho. Bên cạnh đó, kế toán còn có vai trò xa hơn là làm cố vấn cho những lãnh đạo cấp trên, Đồng thời, đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy việc bán hàng, phát triển môi trường làm việc.

Có một số công việc khác, dù không quan trọng nhưng kê toán vẫn cần thực hiện đầy đủ như: làm hợp đồng, làm thẻ VIP cho khách hàng, cập nhật sản phẩm mới và giá cả của chúng, quản lý và chăm sóc khách hàng, quản lý nợ công…

=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?

II. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong quá trình bán hàng đóng một vai trò quan trọng tới hoạt động kinh doanh của bất kỳ đơn vị nào. Để nắm bắt hiệu quả toàn bộ công việc, kế toán cần xử lý tốt cũng như bao hàm được mọi nghiệp vụ phái sinh cần thực hiện.

Kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được xác định thông qua kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tài chính cùng với những hoạt động ngoài lề khác. Có thể thấy, kết quả kinh doanh cần phụ thuộc vào 3 mục khác nhau.

=> Tham khảo quy trình thủ tục thành lập chi nhánh


Kết quả hoạt động kinh doanh được tính như nào?

Trong đó, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh được tính như sau: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh - doanh thu thuần bán hàng hoá, dịch vụ - giá vốn hàng bán - chi phí hàng bán - chi phí quản lý doanh nghiệp.

Doanh thu thuần ở đây được hiểu là khoản tiền bán hàng thu về được sau khi đã trừ đi các chi phí ban đầu.

Tiếp đó, về phần kết quả hoạt động tài chính. Hoạt động tài chính được tính bằng doanh thu của nó trừ đi chi phí hoạt động tài chính. Cuối cùng, những hoạt động bên lề sẽ bằng các khoản thu nhập khác trừ đi chi phí khác và thuế TNDN.

Doanh thu chỉ được ghi nhận trong những trường hợp như sau: Doanh nghiệp đảm bảo, chắc chắn tương đối về doanh thu của mình. Doanh nghiệp có được lợi ích kinh tế sau khi bán hàng. Bên cạnh đó, mọi rủi ro từ sản phẩm đều đã được chuyển giao cho người mua…

Chứng từ kế toán cần có khi xác định kết quả kinh doanh

Để xác định kết quả kinh doanh bán hàng, kế toán cần có đầy đủ những chứng từ kế toán như sau:

  • Phiếu xuất kho: Nhằm đảm bảo số lượng, theo dõi lượng hàng hoá ra vào kho như thế nào.
  • Phiếu thu: Là cơ sở chính để thủ quỹ chi tiêu tiền. Phiếu thu này kế toán dùng để xác nhập tiền mặt.
  • Phiếu vận chuyển nội bộ: Vận chuyển hàng hóa qua các kho, đại lý, từ đó theo dõi được số lượng ra vào như nào.
  • Hoá đơn: Xác định được thuế GTGT, từ đó nắm được doanh thu bán hàng.
  • Bên cạnh đó, kế toán còn phải phụ trách giấy báo có, biên lai thu tiền, thẻ quầy hàng, bảng thanh toán đại lý, chứng từ thanh toán cùng giấy tờ khác có liên quan…
  • Kế toán phụ trách mảng buôn bán hàng hoá sẽ sử dụng TK 511 (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) để thông báo doanh thu cũng như cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất. 
=> Tham khảo giá dịch vụ kế toán trọn gói

III. Kế toán bán hàng và công nợ phải thu


Công nợ phải thu trong kế toán buôn bán hàng hoá

Kế toán bán hàng cũng cần phụ trách công nợ phải thu. Đây là bước công việc mà kế toán theo dõi, quản lý giá vốn, chiết khấu cũng như thuế dựa theo nhiều chỉ tiêu khác nhau. Người thực hiện cần báo cáo rõ công nợ phải thu theo từng hợp đồng cụ thể.

Kế toán bán hàng sẽ cần phải ghi chép đầy đủ thông tin của từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, sau đó phải gửi thông tin về công nợ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm vững các giao dịch với khách hàng về thuế GTGT, hạch toán…

Hiểu theo cách khác, kế toán bán hàng cần phải thực hiện liên kết số liệu với kế toán công nợ phải thu, sau đó theo dõi tình hình công nợ của khách hàng và lên kế hoạch thu, thông báo tới họ.

Những khoản công nợ này là các khoản mà công ty cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng nhưng vẫn chưa nhận được sự thanh toán từ họ. Và khoản công nợ phải thu sẽ được ghi ở tài sản hiện tại trên BCĐKT của doanh nghiệp, công ty.

Đây được đánh giá là tài sản lưu động bởi nó có thể được coi là khoản thế chấp, nhằm đáp ứng nghĩa vụ ngắn hạn.

Xác định công nợ phải thu là việc quan trọng với kế toán

Việc xác định được công nợ phải thu sẽ giúp cho kế toán quản lý được khách hàng một cách chắc chắn. Bên cạnh đó, còn giúp dòng tiền doanh nghiệp được quản lý một cách hiệu quả hơn, giúp quá trình thanh toán tiền được thu về một cách đơn giản.

Phần vốn lưu động này còn giúp doanh nghiệp có thêm vốn để hoạt động cũng như giảm bớt nợ ròng trong công ty.

=> Quản lý phải biết quy định về kế toán doanh nghiệp

IV. Sơ đồ kế toán bán hàng

Sơ đồ trên là tóm tắt kế toán bán hàng cần thực hiện, các bước được ký hiệu bằng những con số như (1), (2). Dưới đây bài viết sẽ giải thích cặn kẽ từng khâu một cho bạn đọc:

(1) Xuất kho thành phẩm. Hàng mang đi bán được phía bên mua đồng ý, chấp nhận. Kết quả HĐKD là: Nợ TK 632; có TK 155, 156; nợ TK 111, 112, có TK 511, có TK 3331.

(2) Xuất kho thành phần. Hàng hoá bán đang trong quá trình chờ đồng ý. Kết quả HĐKD: Nợ TK 157; có TK 155, 156.

(3) Người mua chấp nhận hàng hoá. Ở trường hợp khác, đại lý phân phối đã bán được hàng của công ty. Kết quả HĐKD: Nợ TK 632; có TK 157; nợ TK 111, 112; có TK 511; có TK 3331.

(4) Doanh thu bán hàng.

(5) Những chi phí bán phát sinh (chi phí về lương, khoản trích theo lương, khấu hao TSCĐ, chi phí bằng tiền khác… )

(6) Chi phí dùng để quản lý công ty, doanh nghiệp phát sinh.

(7) Chuyển giá vốn hàng bán.

(8) Chuyển chi phí hàng bán.

(9) Chi phí quản lý doanh nghiệp.

(10) Chuyển doanh thu thuần (doanh thu chuẩn sau khi trừ đi các chi phí khác).

(11) Xác định kết quả hoạt động kinh doanh (đơn vị lãi hay lỗ).

Bên trên là những thông tin về kế toán bán hàng mà bạn cần biết. Mong rằng thông qua một số chia sẻ ở bài viết, người đọc sẽ nắm được rõ hơn tin tức về chủ đề này như định nghĩa cũng như các công việc cần thực hiện của người kế toán. Dù chỉ là một công việc nhỏ nhưng mọi hoạt động quan trọng đều có cốt lõi từ đây mà ra. 

=> Tham khảo kỹ năng quản lý doanh nghiệp

=> Tham khảo top phần mềm quản lý kho hàng

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm cho bài viết này

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600