google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Kế toán doanh nghiệp

Kế toán doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều cần một người nắm rõ việc thu - chi và cân đối tài chính giúp công ty hoạt động được trơn tru nhất. Vậy người đảm nhiệm công việc ấy có phải là người kế toán doanh nghiệp không? Công việc thực sự của họ đằng sau chức vụ ấy là gì? Lương kế toán làm ở doanh nghiệp có cao như lời đồn?

=> Tham khảo quy trình thủ tục thành lập công ty

I. Tổng quan về kế toán doanh nghiệp


Kế toán làm việc tại các doanh nghiệp đảm nhiệm công việc gì?

Xung quanh những thắc mắc về công việc này, nhiều người cho rằng làm kế toán ở các doanh nghiệp rất đơn giản mà lương lại cao? Liệu mọi thứ có phải như vậy hay không? Liệu bạn đã thực sự hiểu về ngành nghề này?

=> Tham khảo quy trình thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

1. Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp là một bộ phận khá đặc biệt trong các doanh nghiệp. Họ sẽ đảm nhận các công việc liên quan đến việc lập báo cáo quyết toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích và giải thích các kết quả tài chính của một doanh nghiệp. Những hoạt động và sự kiện của công ty có liên quan đến tài chính đều cần một người kế toán. 

Mỗi công ty đều cần một người có thể nắm rõ thu - chi cũng như các thông tin liên quan đến thuế. Lãnh đạo của công ty ấy không thể “ôm” hết mọi việc liên quan đến ngân sách công ty mình được. Chính vì thế, kế toán doanh nghiệp là chức vụ quan trọng hơn bất cứ ai hết. Người kế toán giỏi sẽ giúp công ty phát triển thuận lợi hơn ở cả hiện tại và tương lai.

=> Tham khảo top phần mềm quản lý công việc hiệu quả

2. Kế toán doanh nghiệp tiếng anh là gì?

Dù là công ty trong nước hay nước ngoài thì vị trí kế toán là bắt buộc phải có. Kế toán trong tiếng Anh được viết là Accounting. Thực tế, người ta cũng có thể sử dụng từ này để chỉ nhiều ngành nghề khác nhau nhưng về bản chất Accountant là danh từ chỉ nhân viên kế toán nên kế toán doanh nghiệp họ dùng từ Accounting cũng sẽ dễ hiểu người cho người đọc.

=> Tổng hợp kiến thức liên quan đến kế toán thuế

3. Quy trình làm kế toán doanh nghiệp

Một người làm về tài chính kế toán trong doanh nghiệp cần đáp ứng 2 yếu tố sau:

3.1 Nhiệm vụ kế toán doanh nghiệp

Công việc mà người kế toán nào cũng phải làm đó là chuẩn bị báo cáo hàng tháng. Họ cần phân tích, điều tra những phát sinh không trùng khớp, tóm tắt các dữ liệu ngân sách một cách logic và dễ hiểu nhất.  Ngoài ra, kế toán cũng cần tư vấn các hành động cần thiết, tính toán các khoản thanh toán thuế ước tính hàng quý và luôn trong tâm thế sẵn sàng cho việc nộp thuế quý và năm. Cụ thể:

  • Kế toán cần đáp ứng yêu cầu về sổ sách tài chính
  • Lập báo cáo theo tháng và phân tích dữ liệu chuẩn xác
  • Hỗ trợ thực hiện, duy trì và kiểm soát tài chính nội bộ cũng như các thủ tục quản lý, hỗ trợ quản lý biên chế,...
  • Nghiên cứu các vấn đề hoạt động và áp dụng nguyên tắc mang tính cải thiện vào thực tiễn.
  • Lập bảng phân tích tài chính và tìm cách tăng lợi nhuận, mang doanh thu cao nhất về cho doanh nghiệp
  • Hỗ trợ chuẩn bị và điều phối quá trình kiểm toán doanh nghiệp
  • Theo dõi và giải quyết các vấn đề ngân hàng bao gồm các loại phí thường lệ, và kiểm tra ngân sách các phòng ban nếu có sai sót xảy ra.

=> Những quy định quan trọng nhất về kế toán tổng hợp

3.2 Kỹ năng kế toán doanh nghiệp


Chịu được áp lực, đầu óc mau lẹ và cẩn thận là yếu tố mà người kế toán cần có

Một người kế toán cần phải chịu được áp lực từ việc đảm bảo thời gian hoàn thành công việc cho đến những áp lực sếp đề ra và cần thực hiện xong trước thời hạn. Họ phải luôn quản lý và nắm bắt được chính xác các con số để phục vụ cho các phòng ban và kiểm toán sau này.

Không chỉ vậy, họ cần có kỹ năng tài chính, biết cách phân tích thông tin một cách khoa học và dễ hiểu. Bên cạnh đó, phân tích  thống kê và các kiến thức kinh doanh cũng cần có kiến thức nền tảng để giải quyết công việc trơn tru nhất có thể.

Để có thể hoàn thành tốt công việc này, một kế toán doanh nghiệp nhất định phải thấy hiểu những quy tắc làm việc, từ giấy tờ, tới đóng dấu, các điều kiện luật pháp bắt buộc,... bằng việc cập nhật tình hình và các thông lệ chính thống từ chính phủ.

=> Tham khảo thông tin về kế toán hành chính sự nghiệp

II. Kế toán doanh nghiệp lương bao nhiêu?

Kế toán ở mỗi loại hình doanh nghiệp, cấp bậc và trình độ chuyên môn sẽ được hưởng một mức lương tương xứng. Vậy người ta chia mức lương ấy như thế nào?

1. Phân chia theo cấp bậc

Ở mỗi công ty, người ta sẽ chi trả cho kế toán một mức lương khác nhau tuy nhiên chênh lệch là không quá lớn nếu vị trí công việc là giống nhau. 

Những kế toán chưa có kinh nghiệm sẽ nhận được mức thu nhập dao động từ 5.000.000 VNĐ tới 8.000.000VNĐ/tháng. Nhiều doanh nghiệp nhỏ còn trả mức thấp hơn con số trên vì công việc không quá khắt khe và khó khăn.

Theo thâm niên làm việc, người kế toán sẽ được nâng lương hoặc bạn làm tốt được nâng cấp bậc thì lương bình quân có thể lên tới 10.000.000VNĐ đến 30.000.000 VNĐ/tháng.

=> Tham khảo bài viết về kế toán Kho

2. Mức lương kế toán theo mô hình công ty

Bên cạnh kinh nghiệm hay cấp bậc, người ta cũng chia lương kế toán theo mô hình kinh doanh doanh nghiệp mà họ đang công tác. Các doanh nghiệp nước ngoài chi trả mức lương khá cao nếu bạn làm tại các công ty mẹ từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Tuy vậy, nhiều công ty tại Việt Nam cũng trả mức tương đương với cho các kế toán làm việc như ở công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Vậy nên, không thể nói làm việc cho doanh nghiệp trong nước mức lương thấp mà phải dựa theo trình độ bạn làm được những gì.

3. Theo địa điểm làm việc

Nếu lấy yếu tố về khu vực làm việc để đánh giá thì ở thành phố, kế toán doanh nghiệp sẽ có mức lương cao hơn so với các tỉnh. Ngoài ra, các công ty dịch vụ sẽ trả lương cao hơn so với các công ty sản xuất,... Tùy mỗi doanh nghiệp và khối lượng công việc mà người ta sẽ thương lượng cụ thể với kế toán để đưa ra một mức lương phù hợp nhất.

=> Click tham khảo dịch vụ kế toán giá rẻ

III. Kế toán doanh nghiệp học trường gì? 

Những ai có đam mê đối với nghề kế toán doanh nghiệp có thể theo học chuyên ngành này tại nhiều trường đại học trên khắp cả nước. Khi học kế toán doanh nghiệp, sinh viên sẽ cần hiểu sâu về kế toán quản trị, tài chính, nắm chắc các quy trình hạch toán và tổ chức công tác kế toán. Ngoài ra, các vấn đề liên quan tới thuế, chế độ kế toán và tài chính doanh nghiệp bạn cũng cần phải thành thạo.

=> Tham khảo bài viết chia sẻ kiến thức học kế toán ra làm gì

IV. Học ngành kế toán doanh nghiệp ra trường làm gì?


Công việc đang được nhiều doanh nghiệp săn đón

Nếu đã hiểu sơ bộ về người kế toán thì chúng ta biết rằng họ có thể làm việc ở bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Nhu cầu ngành nghề này ở Việt Nam rất cao, dù là nhân viên kế toán thông thường hay kiểm toán cao cấp đều có thể bắt đầu từ ngành nghề này.

Tại Việt Nam, mỗi năm có hàng ngàn công ty được thành lập và mỗi công ty đều cần từ 2-3 kế toán để đáp ứng nhu cầu và khối lượng công việc. Sinh viên ngành kế toán sẽ có một tương lai rộng mở không chỉ ở hiện tại mà còn lâu dài trong tương lai.

Sinh viên học kế toán tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí sau:

  • Nhân viên kế toán tổng hợp, kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Kế toán phụ trách về thuế, thanh toán, vật tư,...
  • Chuyên viên phân tích báo cáo tài chính, quản trị doanh nghiệp,...

Sau khi tốt nghiệp, các bạn học kế toán có thể xin làm tại các công ty bất động sản, công ty thương mại và dịch vụ,... để lấy kinh nghiệm cho mình. Sau đó, theo năm tháng khi các kỹ năng và nghiệp vụ đã chắc chắn, chúng ta có thể tìm được một lối đi riêng cho mình.

Nghề kế toán doanh nghiệp không chỉ đòi hỏi sự linh hoạt, nhanh nhẹn mà còn cần phải cẩn thận trong việc phân tích và tính toán các con số. Khi đã nắm bắt  và hiểu hết các công việc liên quan đến chuyên ngành này, chúng ta sẽ tìm được công việc ưng ý với một mức lương xứng đáng nhất.

=> Tham khảo bài viết để hiểu về Chứng khoán là gì?

=> Tham khảo kỹ năng quản lý doanh nghiệp

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm cho bài viết này

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600