google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Kế toán kho

Kế toán kho

Bạn nghe nhiều người khuyên nên học kế toán bởi đây là ngành nghề khá hot, không lo thất nghiệp cũng như lương khá ổn định. Trong kế toán có rất nhiều chuyên ngành cũng như tính chất công việc khác nhau. Nhà bạn khuyên bạn nên học kế toán kho nhưng bạn không biết nó là gì, làm gì hay lương tháng trung bình bao nhiêu? Chặng đường phát triển sau này ra sao? Hãy cùng nhau tham khảo và giải đáp thắc mắc qua phần dưới đây của bài viết cùng chúng tôi.

=> Tham khảo bài viết chia sẻ kiến thức học kế toán ra làm gì

I. Kế toán kho là gì?

Kế toán kho có tên tiếng Anh là warehouse accountant. Như tên gọi và chức danh của mình, kế toán kho là nhân viên kế toán làm việc tại kho, bãi của công ty/ doanh nghiệp.

Đây là một vị trí kế toán viên từng phần hành của kế toán. Trách nhiệm của nhân viên kế toán kho chính là theo dõi các hàng hóa trong kho đã/ sắp về cũng như lập hóa đơn và chứng từ về các loại hàng hóa trong kho bãi. Đồng thời kế toán kho phải đối chiếu với số liệu thực tế và giấy tờ. Điều này giúp giảm tránh tình trạng thất thoát tài sản của công ty/ doanh nghiệp.

=> Tham khảo khái niệm chữ ký số là gì


Kế toán kho tiếng anh là gì?

II. Công việc của kế toán kho làm gì?

Công việc của kế toán kho chủ yếu bao gồm: kiểm kê và kiểm soát hàng hóa, tổng hợp và lập các chứng từ xuất - nhập kho có liên quan, hạch toán kế toán và kê khai thuế, một số công việc khác. Có thể thấy rằng dù công việc của kế toán kho không phức tạp nhưng phải cần sự tỉ mỉ và chính xác nhất định.

Đồng thời kế toán kho cần phải có những kỹ năng, trình độ nhất định cũng như kinh nghiệm xử lý tình huống thì việc kiểm kê hàng hóa, giảm thiểu thất thoát cho công ty/ doanh nghiệp mới có thể đảm bảo. Do đó cụ thể các công việc của kế toán kho có thể hình dung cơ bản ở phần dưới đây.

=> Tham khảo top phần mềm quản lý kho hàng

1. Kiểm kê và kiểm soát hàng hóa

Kế toán kho phải có trách nhiệm trong việc thường xuyên kiểm kê, kiểm soát hàng hóa. Đồng thời cũng phải cập nhật tình hình một cách thường xuyên các mặt hàng có trong kho. Việc kiểm và đếm số lượng các loại hàng hóa xuất hay nhập cần có kỹ năng nhất định. Nếu không sẽ bị nhầm lẫn dẫn đến đếm đi đếm lại nhiều lần, gây mất thời gian.

Ngoài ra kế toán kho còn có trách nhiệm kiểm tra, xem xét các hàng hóa hư hỏng hay hết hạn sử dụng nếu có. Trong trường hợp kế toán kho phát hiện cần làm các thủ tục cần thiết để xử lý hàng hóa hư hỏng.

Kế toán kho còn có trách nhiệm theo dõi, xử lý các loại hàng tồn. Điều này giúp giảm thiểu, hạn chế doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng xấu khi xuất hàng hư hỏng, hết hạn ra ngoài thị trường.

=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH;  Thành lập công ty cổ phần


Kiểm kê và kiểm soát hàng hóa

2. Lập các chứng từ xuất – nhập kho có liên quan

Một công việc khác của kế toán kho là lập chứng từ xuất - nhập hàng hóa vào kho. Các hóa đơn, chứng từ cần được nhập liệu để kiểm tra chéo giữa thông số trên phần mềm, giấy tờ và thực tế. Kế toán kho cũng cần kiểm tra tính hợp lệ của các loại giấy tờ, phiếu giao nhận, xuất kho… Bởi trong quá trình kiểm tra, đối chiếu sẽ phát hiện ra trường hợp thiếu hụt hàng hóa. Quá trình này sẽ giúp kế toán kho có thể xử lý kịp thời trong quyền hạn hoặc thông báo với cấp trên để giảm thiểu tối đa tổn thất cho công ty, doanh nghiệp. cần lập tức xử lý trong phạm vi quyền hạn hoặc báo lại cho cấp trên để kịp thời xử lý.

=> Quy định phải biết về kế toán bàn hàng

3. Hạch toán kế toán và kê khai thuế

Việc hạch toán, kê khai thuế định kỳ ở đầu vào và đầu ra cũng là công việc của kế toán kho. Đây là công việc cơ bản của kế toán, dù làm ở bất kì vị trí kế toán nào thì bạn cũng phải nắm và có thể thực hiện các công việc này.

4. Một số công việc khác

Ngoài những công việc phía trên, tùy thuộc vào quy trình của công ty mà kế toán kho còn có thể làm 1 số công việc khác nhằm bàn giao ca, báo cáo với cấp trên, bộ phận như:

  • Báo cáo hàng tồn kho
  • Báo cáo, thống kê số lượng hàng hóa theo ca để bàn giao
  • Đề xuất các giải pháp giúp việc quản lý kho hiệu quả hơn
  • Thống kê số liệu và đối chiếu với kế toán thành phần khác: công nợ, thu mua...

=> Tham khảo bài viết về kế toán công nợ

III. Kế toán kho lương bao nhiêu?

Để mà nói kế toán kho lương tháng bao nhiêu thì lương sẽ giao động từ 4,500,000 VNĐ đến hơn 15,000,000 VNĐ tùy thuộc vào công ty, nơi làm việc, kinh nghiệm cũng như trình độ của bạn.

IV. Kế toán kiêm thủ kho được không?

Để trả lời cho câu hỏi kế toán kiêm thủ kho có được hay không thì bạn có thể tham khảo qua các luật, pháp lý của kế toán như:

  • Luật kế toán
  • Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Nghị định số 176/2016/NĐ-CP có hướng dẫn, quy định chi tiết một số điều của luật kế toán 2015.
  • Theo điều số 3, khoản 19 của nghị định chính phủ số 176/2016/NĐ-CP đã quy định chi tiết cho những trường hợp không được làm kế toán:
  • Đối với các công ty cổ phần, đơn vị có vốn của nhà nước thì người đang làm kế toán kho sẽ không được làm thủ kho, thủ quỹ hoặc các nhiệm vụ có liên quan đến tính chất mua bán.
  • Tuy nhiên đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể vừa làm kế toán kho vừa làm thủ kho.
=> Tham khảo dịch vụ thành lập công ty giá rẻ


Kế toán kho có thể kiêm thủ quỹ khi doanh nghiệp ấy là dạng siêu nhỏ hoặc vừa
  • Lý do mà nước ta quy định như vậy là cơ quan pháp lý mong muốn đảm bảo được tính minh bạch, khách quan trong công ty. Nhằm giảm thiểu tối đa việc thất thoát tài sản do lạm dụng chức danh, quyền hạn.

V. Những kỹ năng mà kế toán kho cần có

  • Kế toán kho nói riêng hay các công việc kế toán khác nói chung đều phải có nền  tảng và nắm vững kiến thức chuyên môn. Kế toán kho nếu không có kiến thức nền tảng thì việc làm quen và hướng dẫn sẽ khá mất thời gian.
=> Tham khảo dịch vụ đăng ký website với bộ công thương


Kế toán kho cần phải nắm vững kiến thức và sử dụng tin học văn phòng thành thạo
  • Sử dụng thành thạo kỹ năng tin học văn phòng đặc biệt là excel. Đây là yếu tố cần thiết có bạn hoàn thành được công việc của nhân viên kế toán kho. Tin học văn phòng là công cụ giúp kế toán kho hoàn thành được các công việc về chứng từ, sổ sách một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Kỹ năng càng tốt, thời gian làm việc càng được rút ngắn.
  • Biết dùng phần mềm kế toán: việc nhập liệu lên phần mềm kế toán để theo dõi sổ sách, số liệu cũng là điều cần thiết là quan trọng không hề kém tin học văn phòng. Nếu không biết dùng phần mềm kế toán sẽ giúp bạn giải quyết công việc nhanh gọn, dễ dàng hơn. Bắt buộc mọi người theo ngành nghề kế toán đều phải biết sử dụng phần mềm. Nếu không sẽ rất khó lòng ứng tuyển cho vị trí kế toán kho hay các vị trí kế toán khác.
  • Tỉ mỉ, cẩn thận và trung thực, là những đức tính cần và đủ. Kế toán liên quan đến tài chính, số liệu. Nếu bạn ẩu sẽ dẫn đến sai sót, một nhân viên kế toán chậm mà chắc sẽ luôn được đánh giá cao hơn nhân viên giỏi làm việc nhanh nhưng lại ẩu hay sai nhiều. Hay bạn thiếu trung thực thì sẽ khó mà để quản lý hay cấp trên tin tưởng bàn giao nhiệm vụ. Kế toán cần phải kỹ, tỉ mỉ để số liệu đầu vào, đầu ra và thực tế khớp với nhau thì kế toán ấy mới hoàn thành nhiệm vụ công việc của mình.

Phía trên là tổng hợp những thông tin mà luật HPG gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết này giúp bạn giải đáp được những thắc mắc và chuẩn bị cho mình những kỹ năng để trở thành kế toán kho lành nghề.

=> Những quy định quan trọng nhất về kế toán tổng hợp

=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm cho bài viết này

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600