I. Căn cứ pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu tại Hải Dương
-
Bộ Luật Dân sự;
-
Luật sở hữu trí tuệ;
-
Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN năm 2014 hợp nhất Nghị định quy định và hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
-
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006;
-
Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
-
Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
-
Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
=> Tham khảo thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm tại Hải Dương
II. Lợi ích đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hải Dương
Hải Dương đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội với những cơ cấu các ngành nghề, dịch vụ phát triển đa dạng, hiệu quả, hiện đại. Điều này thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước đến giao thoa kinh tế và thương mại. Để đảm bảo tối đa về quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp thì việc đăng ký nhãn hiệu tại Hải Dương là vô cùng cần thiết bởi những lý do sau:
-
Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ là căn cứ pháp lý duy nhất để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đó. Ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu, logo, nhãn hiệu của doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo hộ trước mọi hành vi xâm phạm của tất cả tổ chức, cá nhân khác.
-
Chủ sở hữu có toàn quyền tài sản với nhãn hiệu mà mình đã đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước. Được chuyển nhượng, tặng cho… có thu lợi hoặc không thu lợi cho cá nhân/tổ chức khác.
-
Đăng ký nhãn hiệu là một trong những hình thức quảng cáo nhanh chóng nhất để doanh nghiệp dễ dàng quảng bá thương hiệu sản phẩm gây ấn tượng mạnh với quý khách hàng.
-
Việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng tạo được lòng tin về thương hiệu cũng như chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng. Đồng thời, giúp đưa thương hiệu sản phẩm của bạn đến gần với người tiêu dùng hơn.
=> Tham khảo thủ tục thành lập chi nhánh tại Hải Dương
III. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Hải Dương
Theo quy định pháp luật chuyên ngành,
nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, vậy nên để sản phẩm hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp mình được cơ quan có thẩm quyền bảo hộ thì doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, cụ thể như sau:
-
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
-
Nhãn hiệu đó phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu khác. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
-
Ngoài ra, đối với nhãn hiệu nổi tiếng không phải đăng ký bảo hộ mà sẽ được tự động bảo hộ nếu nhãn hiệu đáp ứng đủ các tiêu chí nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
=> Tham khảo thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại Hải Dương
IV. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hải Dương
-
02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN [Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)]
-
05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8 mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm);
-
Chứng từ nộp phí, lệ phí;
-
Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân đối với trường hợp nhãn hiệu thuộc sở hữu của cá nhân; bảo sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác có liên quan đối với nhãn hiệu thuộc sở hữu của tổ chức;
-
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
-
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
-
Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
-
Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
-
Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
-
Các tài liệu khác phù hợp với quy định pháp luật.
=> Tham khảo thủ tục xin giấy phép lao động tại Hải Dương
IV. Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hải Dương
Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, người nộp đơn có thể tiến hành tra cứu trên dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu cần đăng ký. Sau khi tra cứu đánh giá thương hiệu có khả năng cấp Văn bằng bảo hộ, người nộp đơn tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
-
Người nộp đơn có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
-
Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của nhãn hiệu, đây cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức đơn và ra thông báo kết quả thẩm định đơn hợp lệ hình thức
-
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, Cục Sở hữu sẽ ra thông báo thẩm định hình thức đơn. Thẩm định hình thức của đơn đảm bảo đơn đã được kê khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn. Thẩm định hình thức chưa là cơ sở xác định nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
-
Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả thẩm định đơn hợp lệ hình thức, Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn
-
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định nội dung của nhãn hiệu là không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
-
Nếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.
-
Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký nhãn hiệu bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu.
-
Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn xử lý đăng ký nhãn hiệu tại các quá trình; thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 119 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009”.
Bước 5: Thông báo kết quả thẩm định nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ
-
Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực hiện đóng phí cấp văn bằng và trong thời hạn khoảng 01 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ.
-
Trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng, chủ đơn xem xét nếu chưa thấy thỏa đáng làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.
=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài tại Hải Dương
V. Lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hải Dương
Lệ phí nộp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho một nhóm hàng hóa, dịch vụ gồm 06 sản phầm, dịch vụ:
STT |
Loại phí |
Số tiền |
-
|
Lệ phí nộp đơn |
150.000 VNĐ |
-
|
Phí công bố đơn |
120.000 VNĐ |
-
|
Phí thẩm định nội dung |
550.000VNĐ |
-
|
Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu |
180.000 VNĐ |
-
|
Lệ phí cấp giấy chứng nhận |
120.000 VNĐ |
-
|
Lệ phí đăng bạ |
120.000 VNĐ |
-
|
Lệ phí công bố nhãn hiệu |
120.000 VNĐ |
Lệ phí nộp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho một nhóm hàng hóa, dịch vụ gồm nhiền hơn 06 sản phầm, dịch vụ:
STT |
Loại phí |
Số tiền |
-
|
Lệ phí nộp đơn |
150.000 VNĐ |
-
|
Phí công bố đơn |
120.000 VNĐ |
-
|
Phí thẩm định nội dung
- Mỗi nhóm có trên 06 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi |
550.000VNĐ
120.000 VNĐ/sản phẩm, dịch vụ
|
-
|
Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu
- Mỗi nhóm có trên 06 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi |
180.000 VNĐ
30.000 VNĐ/ sản phẩm, dịch vụ |
-
|
Lệ phí cấp giấy chứng nhận |
120.000 VNĐ |
-
|
Lệ phí đăng bạ |
120.000 VNĐ |
-
|
Lệ phí công bố nhãn hiệu |
120.000 VNĐ |
VI. Thời hạn xử lý đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hải Dương
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:
-
Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
-
Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
-
Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
=> Tham khảo thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Hải Dương
VII. Hình thức nộp đơn nhãn hiệu tại Hải Dương
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
(a) Hình thức nộp đơn giấy
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
-
Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
-
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
-
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ gửi qua bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó.
b) Hình thức nộp đơn trực tuyến
-
Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
-
Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.
=> Tham khảo thủ tục giải thể công ty tại Hải Dương
VIII. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
-
Tại Việt Nam và đa số các nước trên thế giới văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thời hạn là 10 năm tính từ ngày ưu tiên (ngày nộp đơn). Và sẽ được gia hạn liên tục khi hết hạn. Nếu chủ sở hữu thương hiệu liên tục gia hạn văn bằng bảo hộ thì thời hạn bảo hộ của thương hiệu là vĩnh viễn, không giới hạn.
-
Ví dụ: Ngày 05/04/2018 doanh nghiệp nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đến ngày 30/12/2019 có thông báo cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu. Nhưng khi được cấp văn bằng bảo hộ thì thương hiệu lại có hiệu lực bảo hộ từ ngày 05/04/2018 đến ngày 05/04/2028 (Hay còn gọi là ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu).
IX. Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hải Dương
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Hải Dương cho quý khách hàng, chúng tôi – HGP Law cung cấp dịch vụ đăng nhãn hiệu trọn gói để giảm thiểu tối đa công sức, thời gian đi lại cũng như tiết kiệm một phần chi phí không cần thiết cho khách hàng.
Quý khách hàng có thể tham khảo nội dung công việc mà chúng tôi sẽ thực hiện khi tiến hành các thủ tục pháp lý để cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dưới đây:
-
Tư vấn hoàn toàn miễn phí một cách sơ bộ về thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng
-
Tra cứu khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu cho khách hàng.
-
Đưa ra ý kiến chuyên môn để sửa đổi, bổ sung góp phần tăng khả năng bảo hộ cho nhãn hiệu (trong trường hợp nhãn hiệu của khách hàng có khả năng trùng lặp, tương tự cao với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác đã được đăng ký);
-
Soạn hồ sơ, ký & đóng dấu hồ sơ, trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục SHTT;
-
Theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ, trao đổi với chuyên viên xét nghiệm hồ sơ, sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có);
-
Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trao tận tay cho khách hàng
-
Theo dõi việc sử dụng nhãn hiệu trên thị trường, hướng dẫn cho khách hàng cách xử lý khi có các hành vi xâm phạm nhãn hiệu mà doanh nghiệp mình đã đăng ký.
=> Tham khảo thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Hải Dương
X. Lưu ý quan trọng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hải Dương
Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hải Dương
-
Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn;
-
Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;
-
Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.
-
Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
-
Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
-
Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
-
Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);
-
Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
-
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
-
Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
-
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.”
Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
-
1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.
-
2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.
-
3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
-
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
-
b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.
-
4. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:
-
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
-
b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều này hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
-
5. Trường hợp sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Mọi thông tin chi tiết về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Hải Dương quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới số hotline hỗ trợ 24h/: 0973.931.600. Hoặc có thể gửi thông tin trực tiếp qua địa chỉ hòm thư luathgp@gmail.com để được tư vấn và giải quyết một cách nhanh chóng nhất.
HGP Law luôn đồng hành cùng doanh nghiệp!
Trân trọng./.