google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI
Nếu quý khách hàng đang có mong muốn đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Đà Nẵng, hãy để HGP Law giúp quý khách. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành và mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng. Việc kinh doanh buôn bán chỉ được thực hiện tại một địa điểm cố định với số lượng lao động bị hạn chế dưới mười lao động.
=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty tại Đà Nẵng
Hộ kinh doanh cá thể là mô hình khá phổ biến ở nước ta, bởi lẽ hình thức đăng ký đơn giản và áp dụng theo phương thức thuế khoán. Tuy nhiên đối với mỗi loại hình đều có những ưu, nhược điểm nhất định Phụ thuộc vào hình thức và cơ cấu quý khách hàng muốn kinh doanh, HGP Law sẽ đưa ra những tư vấn hợp lý và có lợi nhất đối với quý khách hàng. Dưới đây là những ưu, nhược điểm khi thành lập hộ kinh doanh cá thể mà quý khách hàng cần phải nắm rõ:
Ưu điểm:
Việc quản lý hoạt động kinh doanh đơn giản, phù hợp với những cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng;
Tránh được những thủ tục rườm rà, quy mô gọn nhẹ;
Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
Không phải kê khai thuế hàng tháng, được áp dụng chế độ thuế khoán (khoản 1 Điều 38 Luật quản lý thuế 2006, sửa đổi bổ sung 2016).
Việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Đà Nẵng là sự lựa chọn tốt đối với các cá nhân hay một hộ gia đình kinh doanh có quy mô nhỏ. Việc kinh doanh buôn bán hàng hóa chỉ được thực hiện tại một địa điểm cố định với số lượng lao động bị hạn chế tối đa chín người lao động.
=> Tham khảo thủ tục thành lập chi nhánh tại Đà Nẵng
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh ở cấp huyện là PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH thuộc ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN nơi Hộ kinh doanh đặt địa chỉ kinh doanh (Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
Cụ thể như sau:
Muốn đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể thì tiến hành nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa/Bộ phận tiếp nhận hồ sơ – thủ tục hành chính trong Ủy ban nhân dân Quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ kinh doanh.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, hồ sơ sẽ được chuyển cho Phòng Tài chính – Kế hoạch để thẩm duyệt hồ sơ;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Nếu hồ sơ hợp lệ thì chỉ cần đến Bộ phận một cửa/Bộ phận tiếp nhận hồ sơ - thủ tục hành chính kèm theo giấy hẹn để nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
=> Tham khảo quy định thành lập hộ kinh doanh tại Đà Nẵng
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh với đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định như: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ chi tiết, ngành nghề kinh doanh, vốn ban đầu,... (theo mẫu)
Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập);
Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh nếu hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập;
Hợp đồng tư vấn; Giấy ủy quyền;… nếu cần và một số giấy tờ khác.
Giấy tờ liên quan cần thiết như: Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề; Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với những ngành, nghề có vốn pháp định;… và các giấy tờ liên quan khác;
Hợp đồng thuê nhà (đối với trường hợp phải thuê nhà làm địa điểm đăng ký hộ kinh doanh), bản sao hợp lệ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở sử dụng làm địa điểm kinh doanh.
=> Tham khảo quy định thành lập hộ kinh doanh cá thể
Việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể được HGP Law thực hiện như sau:
Bước 1: HGP Law chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại Đà Nẵng đầy đủ như đã liệt kê phía trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
HGP Law đại diện hộ kinh doanh thực hiện việc nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi quý khách hàng đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 03-05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ HGP Law sẽ thay mặt quý khách hàng để nhận kết quả đăng ký hộ kinh doanh
Chúng tôi hỗ trợ thành lập hộ kinh doanh tại HGP Law với những nội dung cơ bản sau:
Tư vấn về đặt tên, địa chỉ trụ sở và vốn đầu tư ban đầu của hộ kinh doanh tại Đà Nẵng;
Tư vấn về điều kiện, hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại Đà Nẵng;
Tư vấn về phương thức hoạt động và điều hành của hộ kinh doanh;
Tư vấn về lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo nhu cầu và đúng quy định của pháp luật của hộ kinh doanh;
Tư vấn các vấn đề về thuế khi hộ kinh doanh đi vào hoạt động;
Tư vấn các vấn đề khác theo yêu cầu của khách hàng.
Soạn thảo hồ sơ xin thành lập hộ kinh doanh
Đi nộp hồ sơ và lấy kết quả theo đúng thời gian đã cam kết;
Làm việc với chuyên viên nếu hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung;
Làm thủ tục đăng ký mã số thuế của hộ kinh doanh;
Thực hiện các thủ tục khác có liên quan.
Tư vấn, hỗ trợ kê khai thuế trong quá trình hoạt động ban đầu;
Hỗ trợ, thực hiện các thủ tục liên quan đến mua hóa đơn nếu hộ kinh doanh có nhu cầu xuất hóa đơn.
=> Tham khảo quy trình thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm
Là một đơn vị cung cấp dịch vụ có nhiều năm kinh nghiệm, hơn ai hết chúng tôi hiểu được những khó khăn mà khách hàng gặp phải trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập hộ kinh doanh cá thể và cố gắng hỗ trợ khắc phục những khó khăn đó phụng sự quý khách hàng. Đến với dịch vụ thành lập hộ kinh doanh tại Đà Nẵng, HGP Law cam kết:
Cung cấp dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể với độ chuẩn xác;
Cung cấp dịch vụ trọn gói, đảm bảo quý khách hàng không cần tốn quá nhiều công sức đồng hành cùng chúng tôi;
Chi phí cho dịch vụ luôn là phù hợp nhất, thấp nhất. Cam kết không phát sinh phụ phí;
Nhanh chóng, chính xác, chuyên nghiệp, tận tâm là tiêu chí làm việc của chúng tôi. Khách hàng không phải chờ đợi vì chúng tôi luôn linh hoạt trong mọi tình huống.
Cam kết bàn giao kết quả đúng thời gian như đã thỏa thuận;
=> Tham khảo thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm
Thuế phải nộp gồm: Thuế môn bài + Giá trị gia tăng (GTGT) + Thu nhập cá nhân (TNCN);
Căn cứ theo Thông tư 65/2020/TT-BTC quy định mức thuế môn bài đối với cá nhân và hộ gia đình như sau:
• Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm: Nộp 300.000 đồng/năm
• Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/năm: Nộp 500.000 đồng/năm
• Doanh thu trên 500 triệu/ năm: Nộp 1.000.000 đồng/năm
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính.
Cá nhân, nhóm các nhân, hộ gia đình sản xuất muối;
=> Tham khảo thủ tục đăng ký website với bộ công thương
Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán.
Lưu ý: Tính theo phương pháp khoán
Đối tượng áp dụng: Hộ kinh doanh có thu nhập > 100 triệu đồng/năm
Xác định thuế phải nộp: Điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC tiền thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân mà hộ kinh doanh cá thể phải nộp trong năm 2020 được tính như sau:
Tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Tiền thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Như vậy, để tính được số thuế phải nộp thì trước hết phải xác định và tính được doanh thu và tỷ lệ tính thuế theo từng ngành, lĩnh vực, cụ thể:
=> Tham khảo giá dịch vụ kế toán trọn gói
Theo điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, doanh thu tính thuế được quy định như sau:
Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn được cấp của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề…
Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thuế giá trị gia tăng: Chỉ phát sinh với những hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu/ năm trở lên và tính theo phương pháp khoán
Hóa đơn VAT chỉ được sử dụng với các tổ chức kinh tế khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong khi đó Hộ kinh doanh khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khoán, do đó Hộ kinh doanh không được sử dụng hóa đơn VAT.
=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH; Thành lập công ty cổ phần