google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ

Thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ

Hiện nay có rất nhiều chủ sở hữu văn bằng bảo hộ trí tuệ muốn sửa đổi một số nội dung cho phù hợp với nhu cầu của mình nhưng lại băn khoăn thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ như thế nào? Khi nào cần thực hiện thủ tục? Thủ tục này có khó không? Đừng quá lo lắng! Bài viết hôm nay Luật HGP sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn. Mời quý bạn đọc theo dõi các nội dung dưới đây nhé.

 

=> Tham khảo thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm

I. Các căn cứ pháp lý sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ

Thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ được quy định trong các văn bản pháp luật sau:

  • Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
  • Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010;
  • Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung bởi các thông tư Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN;
  • Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016;
  • Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
Để nắm rõ một thủ tục hành chính bất kỳ trong đó có thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ, bạn đọc sẽ phải biết được thủ tục đó được quy định ở các văn bản pháp luật nào. Khi đó, bạn sẽ kết hợp được các thông tin trong một thủ tục với nhau.

=> Tham khảo về cách tra cứu nhãn hiệu hàng hóa

II. Các trường hợp nào phải sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Vậy các trường hợp nào cần thực hiện thủ tục sửa đổi hay khi nào cần sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Các đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật sở hữu trí tuệ 2005, chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sửa đổi những thông tin trên văn bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp phí, lệ phí bao gồm:

  • Khi có sự thay đổi và sửa chữa thiếu sót liên quan đến tên và địa chỉ của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ;
  • Khi sửa đổi bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý và sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
  • Khi có nhu cầu thu hẹp phạm vi quyền sở hữu công nghiệp.

Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ có trách nhiệm sửa chữa những thiếu sót trong văn bằng bảo hộ do lỗi của cơ quan đó khi chủ văn bằng bảo hộ có yêu cầu. Trong trường hợp này, chủ văn bằng bảo hộ không phải nộp phí, lệ phí theo quy định.

 => Tham khảo quy định về đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

III. Quy trình, thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ hiện nay

Chúng ta cùng xem một bộ hồ sơ thực hiện thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ bao gồm những tài liệu gì? Trình tự thủ tục thay đổi như thế nào trong nội dung dưới đây.

1. Về thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ

Tùy theo những sửa đổi về nội dung của văn bằng bảo hộ mà chủ sử hữu văn bằng cần chuẩn bị hồ sơ phù hợp, bao gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ theo quy định;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ;
  • Tài liệu xác nhận đối với việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền);
  • Tài liệu chứng minh về việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của các cơ quan có thẩm quyền khác);
  • Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ;
  • Giấy ủy quyền (dùng trong trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành;
  • Tài liệu khác (nếu cần).

2. Về trình tự, thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ

Theo Khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN trình tự, thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ được quy định như sau:

Bước 1: Chuẩn bị, nộp hồ sơ sửa đổi văn bằng bảo hộ

  • Chủ văn bằng bảo hộ phải chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ theo quy định trên.
  • Hồ sơ sau khi đầy đủ Chủ văn bằng bảo hộ mang đến nộp tại Cục sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Xử lý hồ sơ sửa đổi văn bằng bảo hộ

Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ cho người yêu cầu.

  • Trong trường hợp yêu cầu hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ trên Công báo sở hữu công nghiệp.
  • Trong trường hợp yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ có thiếu sót hoặc không hợp lệ.

Sau khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận việc sửa đổi, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo, người yêu cầu sẽ  sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối.

Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng, thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ.

Trong trường hợp thu hẹp quyền sở hữu công nghiệp, Cục sở hữu trí tuệ se phải tiến hành thẩm định lại về nội dung. Thời hạn thẩm định lại không tính vào thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ.

=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?

IV. Các câu hỏi thường gặp khi thực hiện sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ

1. Phí sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ mất bao nhiêu?

Căn cứ Thông tư 263/2016/TT-BTC, chủ văn bằng khi sửa đổi cần nộp phí, lệ phí theo Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Đối với phí thẩm định yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ :160.000 đồng/ văn bằng bảo hộ;
  • Công bố Quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ phí: 120.000 đồng/đơn
  • Công bố từ hình thứ 2 trở đi (nếu có) phí: 60.000 đồng /hình
  • Đăng bạ Quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ phí: 120.000 đồng/ văn bằng bảo hộ
  • Thẩm định lại (nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ): tương ứng với phí thẩm định lần đầu phí: 720.000 đồng/điểm.

Phí sửa đổi văn bằng bảo hộ đã được quy định rõ trong Thông tư. Do đó, khi sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ chủ sở hữu sẽ phải nộp phí, lệ phí theo quy định.

2. Có các cách nộp hồ sơ đăng ký sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nào?

Để đăng ký sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ, bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua mạng theo hướng dẫn bên dưới:

Cách 1. Người nộp đơn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) theo 1 trong 3 địa điểm tiếp nhận hồ sơ sau đây:

  • Thứ nhất, trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội: 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân;
  • Thứ hai, văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. HCM: 17-19 đường Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1;
  • Thứ ba, văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. Đà Nẵng: 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn.

Cách 2. Nộp hồ sơ sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ qua mạng

Đăng ký, nộp hồ sơ tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu?

Theo quy định đã nêu ở phần trên, trong thời hạn 01 tháng kể từ khi nộp hồ sơ (nhưng thực tế sẽ thay đổi tùy vào lượng hồ sơ mà Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận), Cục Sở hữu trí tuệ xem xét yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ.

4. Hồ sơ đăng ký sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu?

Ở phần trên người viết đã đưa ra các hồ sơ cần thiết khi sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ trong đó bao gồm văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Có thể thấy tùy thuộc vào nội dung cần sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền sẽ khác nhau. Về cơ bản, hồ sơ bao gồm: tờ khai yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ, bản gốc giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ, tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi…

=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH;  Thành lập công ty cổ phần

V. Dịch vụ sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của Luật HGP

Khi sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ, Công ty Luật HGP sẽ hỗ trợ Quý khách hàng thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ;
  • Soạn thảo hồ sơ sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ;
  • Trả lại văn bằng bảo hộ được cấp lại cho khách hàng sau khi nhận được.

VI. Các dịch vụ khác của Luật HGP

Ngoài dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục cấp lại văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do mất, Luật HGP còn có các dịch vụ khác như:

  1. Tư vấn thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty cho cá nhân, tổ chức;
  2. Tư vấn và hướng dẫn cơ cấu tổ chức nội bộ doanh nghiệp mới, đang và sẽ thành lập gồm: hướng dẫn soạn thảo quy chế, điều lệ công ty; nội quy lao động; Hướng dẫn soạn các thỏa ước lao động tập thể; Soạn thảo các văn bản nội bộ cho doanh nghiệp như biên bản, hợp đồng lao động, công văn, quyết định…;
  3. Dịch vụ tư vấn pháp lý trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tư vấn hợp đồng kinh doanh; thương mại; đầu tư; luật kinh doanh bất động sản; sở hữu trí tuệ;
  4. Dịch vụ tư vấn và đại diện giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp như: Giải quyết tranh chấp về quản lý điều hành trong doanh nghiệp; Hướng dẫn giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông, thành viên công ty; Giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quyết định của đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên;
  5. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dân sự như phân chia tài sản thừa kế; Tặng, cho tài sản; Mua bán hàng hóa thông qua hợp đồng dân sự…;
  6. Dịch vụ tư vấn và đại diện giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội: Tranh chấp tiền lương, hợp đồng lao động và các chế độ thai sản, bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, hưu trí …;
  7. Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên gồm: Rà soát các hợp đồng doanh nghiệp đã ký kết; Tư vấn giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp; Tư vấn bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp tại các cơ quan nhà nước khác.

Trên đây là nội dung thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin để thực hiện thủ tục này dễ dàng. Nếu bạn đọc còn thắc mắc và cần tư vấn hãy liên hệ tới chúng tôi qua số Hotline 0973.931.600 để được hướng dẫn chi tiết hơn.

=> Tham khảo dịch vụ đăng ký website với bộ công thương

=> Tham khảo giá dịch vụ kế toán trọn gói

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm: 5/5 Dựa trên 1 Đánh giá

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600