google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là gì?
Bạn đang có kế hoạch thành lập công ty, tuy nhiên bạn lại chưa biết vốn điều lệ là gì? Mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu? Nên chọn mức vốn điều lệ cao hay thấp? Pháp luật cho phép được góp vốn bằng những lọai tài sản nào và thời hạn góp vốn là bao lâu? Để giúp các bạn tháo gỡ được những thắc mắc trên trong quá trình thành lập doanh nghiệp, HGP Law chúng tôi tư vấn giúp bạn hiểu hơn về vốn điều lệ khi thành lập công ty.

=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty

I. Vốn điều lệ là gì?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với CTCP.

=> Tham khảo quy định về Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?

II. Những điều phải biết về vốn Điều lệ

1. Vốn điều lệ có phải chứng minh khi thành lập công ty không?

Căn cứ theo quy định về hồ sơ thủ tục thì vốn điều lệ không cần phải chứng minh khi thành lập công ty

Nhưng khi thành lập công ty bạn phải xác định số vốn điều lệ dự kiến đăng ký, tỷ lệ vốn góp của từng thành viên/ cổ đông

2. Mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?

Pháp luật hiện hành không quy định quy mô vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp, mà các nhà đầu tư sẽ có quyền tự quyết định trong sự điều tiết của thị trường.

Tuy nhiên, trong một số ngành nghề nhất định, xét thấy cần kiểm soát điều kiện vật chất tối thiểu cho hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn, pháp luật có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu cần đáp ứng để thành lập doanh nghiệp. Mức vốn này được gọi là mức vốn pháp định. Theo đó, vốn điều lệ của doanh nghiệp phải bảo đảm từ mức vốn pháp định trở lên. Một số ngành nghề cần đáp ứng quy định về mức vốn pháp định như chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ mua bán nợ…

VD: Ngành kinh doanh bất động sản vốn tối thiêu là 20 tỷ; Ngành dịch vụ du lịch từ 300 đến 500 triệu đồng tùy vào phạm vi hoạt động; Kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động vốn là 2 tỷ đồng

Tuy không có một chế tài nào quy định cụ thể về Vốn Điều Lệ, nhưng HGP Law khuyên các chủ doanh nghiệp tương lai nên cẩn trọng và xem xét kỹ lưỡng khi điền số vốn điều lệ ban đầu vào bản đăng ký doanh nghiệp.

Đầu tiên là gánh nặng về thuế. Rủi ro hơn là khi đấu thầu được các dự án lớn, vay được vốn ngân hàng nhưng công ty không đủ tiềm lực để thực hiện các dự án đó. Từ đấy sẽ rơi vào cảnh nợ nần và dẫn tới phá sản.

Như vậy, dựa trên tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2020, Chủ doanh nghiệp tương lai nên có sự cân nhắc về lượng vốn cần và đủ để tồn tại, cạnh tranh và phát triển là công việc của nhà đầu tư. Nhưng lưu ý đến các yếu tố sau
  • Phù hợp với nhu cầu tài chính hoạt động đầu tư cho: chi phí đầu tư cơ sở vật chất; chi phí hàng hóa; lương lao động trong kế hoạch dự kến; chi phí makerting, bán hàng; vốn lưu động; và các chi phí khác
  • Phù hợp với nhu cầu mục tiêu mục đích hoạt động, có tham gia đấu thầu, làm việc với đối tác lớn, vay ngân hàng để làm dự án hay không,… những mục tiêu cần nguồn vốn điều lệ lớn
  • Có khả năng huy động, góp đủ vốn đã đăng ký hay không; có nhu cầu thể hiện năng lực tài chính với đối tách không, nếu không thì nên đăng ký vốn thấp phù hợp với tài chính có

=> Tham khảo dịch vụ luật sư tư vấn

3. Tài sản góp vốn điều lệ

Tài sản góp vốn thành lập công ty có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn.

Với một số tài sản mà chưa rõ giá trị (thương hiệu, công nghệ,…) thì các bên phải thực hiện việc định giá làm căn cứ để góp vốn, nhưng việc định giá này phải do các thành viên/ cổ đông thỏa thuận thống nhất trên tinh thần hợp lý, khách quan hoặc thuê đơn vị định giá độc lập
  • VD 1: A góp vốn với B và C bằng thương hiệu “Phở Thìn” để xây dựng chuỗi của hàng, B và C sẽ góp tiền mặt vậy cả A, B, C sẽ họp lại và định giá thương hiệu trên dự trên yếu tố doanh thu, chi phí và lợi nhuận để xác định giá trị làm căn cứ góp vốn.
  • VD 2: X có 30ha đất nuôi trồng từ ông bà để lại muốn góp vốn với Y, Z để tiếp tục đầu tư nuôi tôm xuất khẩu, nhưng các bên không tự xác định được giá trị nên đã đề nghị Công ty Thẩm định giá Việt Nam tiến hành định giá để xác định giá của 30ha tôm làm căn cứ xác định số vốn, tỷ lệ vốn của X trong dự án nuôi nộp xuất khẩu; Y,Z góp tiền mặt.
=> Tham khảo kỹ năng quản lý doanh nghiệp

4. Thời hạn góp vốn

  • Đối với Công ty cổ phần và Công ty TNHH, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy địnhthời hạn thanh toán đủ phần vốn góp cho công ty là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Đối với công ty hợp danh, tài sản góp vốn có thể góp đủ khi thành lập công ty, có thể góp theo thời hạn và tiến độ cam kết góp đã được các thành viên nhất trí thông qua. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải có nghĩa vụ góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Luật Doanh nghiệp năm 2014 không có quy định cụ thể thời hạn thành viên cam kết góp, do vậy, thời hạn này sẽ được quy định tại Điều lệ công ty.
Trên đây là những thông tin cần thiết mà HGP Law cung cấp cho các bạn về vốn điều lệ khi thành lập công ty.  Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề xoay quanh vốn điều lệ, các bạn vui lòng liên hệ lại HGP Law để được các chuyên viên pháp lý tư vấn miễn phí toàn bộ các thông tin liên quan đến vốn điều lệ, góp vốn điều lệ, tài sản góp vốn,....Và được thực hiện toàn bộ thủ tục thành lập, thay đổi liên quan đến góp vốn điều lệ công ty.

=> Tham khảo dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài vài Việt Nam

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm cho bài viết này

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600