google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Mã ngành nghề kinh doanh

Mã ngành nghề kinh doanh
Mã ngành nghề kinh doanh là gì? Tra cứu, mã hóa như thế nào cho đúng luật? HGP Law kinh nghiệm gần 10 năm làm thủ tục thành lập công ty, tổng hợp kiến thức hướng dẫn bạn đọc tự tra cứu và mã hóa ngành nghề kinh doanh để hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty

=> Tham khảo quy trình thủ tục thành lập công ty

I. Lưu ý những quy định về mã ngành nghề kinh doanh

  1. Khi thành lập công ty, thay đổi ngành, nghề kinh doanh công ty cần lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi. Cơ quan nhà nước kiểm tra, hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào hệ thống quốc gia về đăng ký kinh doanh
  2. Nội dung mã ngành nghề kinh doanh cấp bốn quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ ngày 06/7/2018
  3. Những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh phải ghi theo quy định tại các văn bản pháp luật đó.
  4. Những ngành, nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế, nhưng được quy định tại các văn bản pháp luật khác thì ngành, nghề được ghi theo quy định tại các văn bản pháp luật đó.
  5. Những ngành, nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế và chưa được quy định tại các văn bản pháp luật khác thì doanh nghiệp chủ động đăng ký và cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào hệ thống dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh nếu không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh
  6. Trường hợp doanh nghiệp muốn đăng ký ngành, nghề chi tiết hơn ngành cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành cấp bốn trong Hệ thống mã ngành kinh tế, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn.
  7. Ngành, nghề kinh doanh chi tiết có thể được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành.
  8. Doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành, nghề quy định có điều kiện kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của luật và phải bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện đó trong suốt quá trình kinh doanh. Nhà nước quản lý đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra, giám sát việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp

II. Mã ngành nghề kinh doanh quy định ở đâu?

Mã ngành nghề kinh doanh được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 06/7/2018, Có hiệu lực ngày 20/8/2018

Danh mục mã ngành nghề kinh doanh tải về TẠI ĐÂY

Quyết định lệt kê danh mục ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp như sau

  • Mã ngành cấp 1 gồm 21 ngành mã hóa dựa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
  • Mã ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành mã hóa bằng hai số  dựa theo ngành cấp 1;
  • Mã ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành mã hóa bằng ba số dựa theo ngành cấp 2;
  • Mã ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành mã hóa bằng bốn số dựa theo ngành cấp 3;
  • Mã ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành mã hóa bằng năm số dựa theo ngành cấp 4.
=> Tham khảo bài viết Công ty là gì?

III. Hướng dẫn cách tự mã hóa mã ngành nghề kinh doanh vào hồ sơ

Bước 1: Tải mã ngãnh nghề kinh doanh, sau đó mở mã ngành nghề kinh doanh TẠI ĐÂY

Bước 2: Tra mã ngành nghề và mã hóa đúng quy định theo các ví dụ minh họa

VD1: Bạn muốn tra mã lĩnh vực xây dựng: mở file mã ngành nghề => ấn ctrl F => gõ chữ "xây dựng" => sau đó copy những mã ngành cấp 4 và nội dung vào mảng mã ngành nghề

=> Tham khảo dịch vụ luật sư tư vấn


(Ảnh minh họa hướng dẫn mã hóa ngành nghề)

VD2: Bạn muốn tra mã lĩnh vực bán lẻ: mở file mã ngành nghề => ấn ctrl F => gõ chữ "bán lẻ" => sau đó copy những mã ngành cấp 4 và nội dung vào mảng mã ngành nghề


(Ảnh minh họa hướng dẫn mã hóa ngành nghề)

Tham khảo danh sách ngành nghề sau khi mã hóa


(Ảnh minh họa danh sách ngành nghề đã được mã hóa theo mã cấp 4)

Lưu ý đối với một số ngành nghề khách hàng muốn chi tiết đến mã cấp 5, tham khảo cách mã hóa như hình minh họa phía dưới



(Ảnh minh họa chi tiết mã ngành kinh tế)

IV. Hướng dẫn ghi mã ngành nghề kinh doanh sao cho chuyên nghiệp

Ngành nghề giúp công ty xác định được lĩnh vực, mục tiêu kinh doanh; giúp đối tác xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình là gì? tập trung ở lĩnh vực nào?  Trên cơ sở đó sẽ quyết định ký hợp đồng, hợp tác kinh doanh. Do vậy, mã hóa ngành nghề kinh doanh sao cho ngắn gọn, súc tích, khoa học sẽ giúp đối tác đánh giá năng lực và uy tín doanh nghiệp của bạn.

Một số lưu ý khi soạn thảo ngành nghề thành lập công ty sao cho chuyên nghiệp

  1. Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực nào thì ngoài việc ghi lĩnh vực, mã ngành đó gắn với tên công ty của mình, bạn cần phải để ngành nghề liên quan lên đầu danh sách ngành nghề để đối tác dễ nhận biết, đánh dấu x vào mục ngành nghề chính
  2. Doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu kinh doanh và các loại giấy phép con cần hoàn thiện như về website, an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, du lịch, trung tâm ngoại ngữ,... để đăng ký đủ các ngành nghề cần có, đến lúc muốn hoạt động thì xin giấy phép con.
  3. Doanh nghiệp xác định mục tiêu kinh doanh hiện tại và tương lại để đăng ký ngành nghề kinh doanh 1 lần để không phải làm thủ tục thay đổi ngành nghề vì mất thời gian và chi phí
  4. Cần căn chỉnh lề, cỡ chữ sao cho phù hợp với thể thức văn bản, dễ đọc
  5. Lưu ý tham khảo quy định, danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện để đăng ký cho phù hợp
=> Tham khảo bài viết quy định Doanh nghiệp là gì?

V. Tham khảo danh sách một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

STT Ngành nghề kinh doanh có điều kiện Mức vốn tối thiểu Căn cứ pháp lý
1. Kinh doanh bất động sản 20 tỷ đồng Nghị định 76/2015/NĐ-CP
2. Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 5 tỷ đồng Nghị định 126/2007/NĐ-CP
3. Cho thuê lại lao động 2 tỷ đồng Nghị định 55/2013/NĐ-CP
4. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán 6 tỷ đồng Nghị định 84/2016/NĐ-CP
5. Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán 25 tỷ đồng Khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2016/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP
6. Sản xuất phim 200 triệu đồng Nghị định 142/2018/NĐ-CP
7. Bán lẻ theo phương thức đa cấp 10 tỷ đồng Nghị định 40/2018/NĐ-CP
8. Kinh doanh vận tải đa phương thức 80.000 SDR (đơn vị tính toán do Quỹ tiền tệ quốc tế quy định) Nghị định 144/2018/NĐ-CP
9. Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng 30 tỷ đồng Nghị định 57/2016/NĐ-CP
10. Dịch vụ đòi nợ 2 tỷ đồng Nghị định 104/2007/NĐ-CP
11. Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ 5 tỷ đồng Nghị định 69/2016/NĐ-CP
12. Kinh doanh hoạt động mua bán nợ 100 tỷ đồng
13. Ngân hàng thương mại 3.000 tỷ đồng Nghị định 10/2011/NĐ-CP
Ngân hàng liên danh
Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng đầu tư
Ngân hàng hợp tác
14. Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng
Ngân hàng chính sách
15. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 3.000 tỷ đồng
16. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng
17. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD
18. Công ty tài chính 500 tỷ đồng
19. Công ty cho thuê tài chính 150 tỷ đồng
20. Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe 600 tỷ đồng Điểm a khoản 2 Điều 10Nghị định 73/2016/NĐ-CP
21. Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí 800 tỷ đồng Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
22. Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí 1.000 tỷ đồng Điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
23. Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe 300 tỷ đồng/ 200 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
24. Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh 350 tỷ đồng/ 250 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
25. Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh 400 tỷ đồng/ 300 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài Điểm c Khoản 1, Điểm c Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
 

Trên đây là những chia sẻ của HGP Law về toàn bộ kiến thức để bạn có thể tự mã hóa ngành nghề bổ sung vào Hồ sơ thành lập công ty

Bằng những kiến thức đó bạn có thể tự thành lập công ty hoặc tham khảo dịch vụ thành lập công ty của HGP

Nếu bài viết hữu ích, bạn đánh giá vào mục phía dưới để đội ngũ HGP Law có nhiều động lực biên tập những bài viết hữu ích khác

Trân trọng, Chúc bạn thành công,

=> Tham khảo quy định về trụ sở công ty

=> Tham khảo quy định về vốn điều lệ công ty

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm cho bài viết này

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600