google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI
Những điều kiện bắt buộc phải có khi đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Giấy phép con được cấp khi nào? Yêu cầu chứng chỉ hành nghề của thành viên khi đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề trên tới Quý khách hàng! Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định quy định các điều kiện hay yêu cầu mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi kinh doanh các ngành nghề đó.
=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty
Giấy phép kinh doanh đôi khi còn được gọi là “Giấy phép con”. Được hiểu là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực.
Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ có tính chất thông hành, có nó thì các cá nhân, các tổ chức kinh doanh được hoạt động một cách hợp pháp. Doanh nghiệp buộc phải có các giấy phép này khi hoạt động những lĩnh vực thuộc “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” theo quy định của Luật Đầu tư.
=> Tham khảo bài viết Công ty là gì?
Thông thường, đây là các điều kiện liên quan đến cơ sở vật chất hoặc con người của cơ sở đó. Khi chủ thể kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho họ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chủ thể kinh doanh mới được phép kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đó.
=> Tham khảo bài viết để hiểu pháp luật là gì?
Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định.
Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau được quy định trong pháp luật chuyên ngành mà yêu cầu số lượng cá nhân có giấy chứng nhận hành nghề và vị trí của người có giấy chứng nhận hành nghề trong doanh nghiệp cũng khác nhau.
Yêu cầu về vốn pháp định thường được đặt ra đối với các ngành, lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm tài sản cao của doanh nghiệp hoặc các ngành, nghề có yêu cầu có cơ sở vật chất lớn.
Ví dụ: Luật kinh doanh bất động sản quy định doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định từ 20 tỷ đồng trở lên. Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng trở lên mới được hoạt động lĩnh vực này.
Mục đích của yêu cầu về mức vốn tối thiểu này nhằm xác định năng lực hoạt động trong ngành, lĩnh vực đó của doanh nghiệp và góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có giao dịch với doanh nghiệp đó.
=> Tham khảo dịch vụ luật sư Doanh nghiệp
DANH SÁCH CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH YÊU CẦU VỀ VỐN PHÁP ĐỊNH
STT |
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện |
Mức vốn tối thiểu | Căn cứ pháp lý |
1. | Kinh doanh bất động sản | 20 tỷ đồng | Nghị định 76/2015/NĐ-CP |
2. | Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài | 5 tỷ đồng | Nghị định 126/2007/NĐ-CP |
3. | Cho thuê lại lao động | 2 tỷ đồng | Nghị định 55/2013/NĐ-CP |
4. | Kinh doanh dịch vụ kiểm toán | 6 tỷ đồng | Nghị định 84/2016/NĐ-CP |
5. | Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán | 25 tỷ đồng | Khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2016/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP |
6. | Sản xuất phim | 200 triệu đồng | Nghị định 142/2018/NĐ-CP |
7. | Bán lẻ theo phương thức đa cấp | 10 tỷ đồng | Nghị định 40/2018/NĐ-CP |
8. | Kinh doanh vận tải đa phương thức | 80.000 SDR (đơn vị tính toán do Quỹ tiền tệ quốc tế quy định) | Nghị định 144/2018/NĐ-CP |
9. | Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng | 30 tỷ đồng | Nghị định 57/2016/NĐ-CP |
10. | Dịch vụ đòi nợ | 2 tỷ đồng | Nghị định 104/2007/NĐ-CP |
11. | Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ | 5 tỷ đồng | Nghị định 69/2016/NĐ-CP |
12. | Kinh doanh hoạt động mua bán nợ | 100 tỷ đồng | |
13. | Ngân hàng thương mại | 3.000 tỷ đồng | Nghị định 10/2011/NĐ-CP |
Ngân hàng liên danh | |||
Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài | |||
Ngân hàng thương mại cổ phần | |||
Ngân hàng đầu tư | |||
Ngân hàng hợp tác | |||
14. | Ngân hàng phát triển | 5.000 tỷ đồng | |
Ngân hàng chính sách | |||
15. | Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương | 3.000 tỷ đồng | |
16. | Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở | 0,1 tỷ đồng | |
17. | Chi nhánh ngân hàng nước ngoài | 15 triệu USD | |
18. | Công ty tài chính | 500 tỷ đồng | |
19. | Công ty cho thuê tài chính | 150 tỷ đồng | |
20. | Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe | 600 tỷ đồng | Điểm a khoản 2 Điều 10Nghị định 73/2016/NĐ-CP |
21. | Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí | 800 tỷ đồng | Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP |
22. | Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí | 1.000 tỷ đồng | Điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP |
23. | Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe | 300 tỷ đồng/ 200 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài | Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP |
24. | Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh | 350 tỷ đồng/ 250 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài | Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP |
25. | Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh | 400 tỷ đồng/ 300 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài | Điểm c Khoản 1, Điểm c Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP |
=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH; Thành lập công ty cổ phần
Có 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Danh sách ngành nghề có điều kiện thể hiện chi tiết ở Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và phụ lục 4 danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư
=> Tham khảo thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm