google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI
Mã số mã vạch của hàng hóa thể hiện xuất xứ của hàng hóa, giúp người tiêu dùng phân biệt được đâu là hàng thật đâu là hàng giả và giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng loại hàng hóa theo mong muốn. Hiểu rõ được mã số mã vạch còn giúp mọi người nhận dạng được mã vạch của các quốc gia qua đó tìm được loại hàng hóa tin cậy.
=> Tham khảo quy trình thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm
Trước khi đi tìm hiểu mã vạch các nước thì chúng ta cần phải nắm được bản chất, mã vạch nó là gì? Và mã vạch có tác dụng như thế nào?
Mã vạch được hiểu là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được các ký hiệu đó. Bằng công nghệ thông tin, các mã vạch này được chuyển hóa và lưu trữ vào ngân hàng Server.
Mã vạch thường được trình bày kèm theo một mã số ở ngay bên dưới mã vạch và tập hợp thành những hình ảnh và ký tự số tạo nên một thang số gọi chung là mã số mã vạch.
Cấu trúc của mã vạch sẽ do các tổ chức quốc gia về EAN quản lý và phân cấp cho từng doanh nghiệp đăng ký.
=> Tham khảo quy định chi tiết mã vạch là gì?Thứ nhất: Xem 3 chữ số đầu tiên của mã vạch và đối chiếu với bảng hệ thống mã vạch quy chuẩn dưới đây để biết được xuất xứ quốc gia của mặt hàng.
Ví dụ: Nếu 3 chữ số đầu là 893 thì mặt hàng này được sản xuất ở Việt Nam, nếu là 690, 691, 692, 693 là của Trung Quốc, 300 đến 379 là của Pháp, 400 đến 440 là của Đức…
Thứ 2: Sau khi biết được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, hàng hóa, ta kiểm tra tính hợp lệ của mã vạch sản phẩm đó. Nếu kết quả kiểm tra không hợp lệ bước đầu có cơ sở để kết luận rằng đây là hàng giả, hàng nhái.
Nguyên tắc kiểm tra:
Lấy tổng các con số ở hàng chẵn từ phải sang trái nhân 3 cộng với tổng với các chữ số hàng lẻ từ phải sang trái (không bao gồm số thứ 13 ra, số thứ 13 chỉ là con số để kiểm tra, đối chiếu). Lấy kết quả đó cộng với số thứ 13 (số kiểm tra là số cuối cùng), nếu tổng có đuôi là 0 là thì mã vạch đó hợp lệ hàng hóa là hàng thật, còn nếu khác 0 là không hợp lệ, có khả năng đó là hàng giả, hàng nhái.
Ví dụ: Với hộp kim bấm, ta sẽ tính xem mã vạch của Nhật Bản trên có phải là hàng thật không?
Tổng các con số hàng lẻ (trừ số cuối cùng) : A=4+7+5+4+0+4 = 24
Sau đó lấy số này cộng với con số thứ 13: D = C + 7 (con số ở vị trí cuối cùng) = 93+7=100, con số này có đuôi bằng 0 có thể kết luận đây là mã vạch hợp lệ, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Trên đây là cách tra mã số mã vạch và thủ thuật giúp người tiêu dùng nhận biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả hàng nhái.=> Tham khảo quy trình thủ tục thành lập công ty
Sau đây, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu mã vạch các nước trên thế giới được thể hiện như nào. Để có thể phân biệt các sản phẩm, hàng hóa của từng quốc gia.
Một số mã vạch các nước thường gặp:Dựa trên mã vạch và căn cứ theo mã số đi kèm phía bên dưới mã vạch, các bạn đối chiếu với danh sách trên thì sẽ nhận dạng được sản phẩm, hàng hóa mình đang quan tâm là của quốc gia nào, qua đó lựa chọn đúng sản phẩm chất lượng cho chính mình.
Với những phân tích ở trên hi vọng sẽ giúp cho các bạn nhận diện được rõ nhất mã số mã vạch của các quốc gia trên thế giới hiện nay.=> Tham khảo quy định về mã vạch Việt nam
Việc đăng ký và tạo mã số mã vạch cho hàng hóa sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và người tiêu dùng, như:
Thứ nhất, các nhà cung cấp, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hàng hóa sẽ thuận lợi khi quản lý, phân phổi hàng hóa; biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi sản phẩm
Thứ hai, giúp cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho chính mình và người tiêu dùng.
Thứ ba, trong giao dịch mua bán, mã vạch sản phẩm giúp kiểm soát được tên hàng hóa, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn, nhanh chóng và thuận tiện.
=> Tham khảo các thức tra cứu mã vạch sản phẩm
HGP LAW với các Luật sư nhiều kinh nghiệm sẽ hỗ trợ các bạn thủ tục đăng ký sử dụng mã vạch sản phẩm chính xác nhất, đúng theo quy định pháp luật..
Thứ nhất, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi thành lập công ty đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức;
Thứ 2: Danh mục sản phẩm hàng hóa của công ty để xin cấp mã số mã vạch;
Bản đăng ký sử dụng MSMV đã điền đầy đủ thông tin, thủ trưởng đơn vị đã ký, đóng dấu (02 bản) (theo mẫu quy định của Bộ Khoa học & công nghệ); (HGP Law sẽ hỗ trợ quý khách hàng công đoạn điền đầy đủ thông tin, gửi tới quý khách hàng ký đóng dấu đầy đủ!);
Bản sao chứng thực “Giấy phép kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập” (01 bản);
Bản đăng ký danh mục sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã số mã vạch (02 bản).
==> Tham khảo cách tạo mã vạch
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 hoặc qua đường bưu điện.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam, sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ;
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Chuyên viên ra thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan thường trực về mã số mã vạch ra thông báo, sau đó vào sổ đăng ký, lưu vào ngân hàng mã số mã vạch quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch;
=> Tham khảo quy định về Công ty cổ phần
Sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ quý khách có giấy chứng nhận mã số tạm thời, trong đó có mã số để quý khách in ấn và sử dụng.
Sau 15- 20 ngày quý khách hàng sẽ nhận được 01 bản gốc Giấy chứng nhận mã số mã vạch do Tổng cục Tiêu chuẩn và chất lượng cấp và chất lượng cấp.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) – cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Địa chỉ trụ sở: Số 08 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Hiện tại, GS1 Việt Nam quản lý mã quốc gia 893 và được phép cấp mã vạch cho sản phẩm của các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ có giấy phép kinh doanh và hoạt động tại Việt Nam.
=> Tham khảo thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm
=> Tham khảo thủ tục đăng ký website với bộ công thương
=> Click tham khảo dịch vụ kế toán giá rẻ
=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH; Thành lập công ty cổ phần