Thị trường lao động trong điều kiện nền kinh tế mở cửa đã tạo ra dòng di chuyển lao động quốc tế ngày càng sôi động hơn, lao động nước ngoài vào Việt Nam ngày một tăng. Lực lượng lao động nước ngoài vào Việt Nam tập trung ở một số thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội. Để người nước ngoài được làm việc tại Hà Nội thì người sử dụng lao động nước ngoài phải làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động. HGP Law là một công ty chuyên thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động tại Hà Nội cho người nước ngoài uy tín, chất lượng, hiệu quả. Tham khảo bài viết dưới đây nắm rõ các quy định pháp luật
I. Căn cứ pháp lý về thủ tục làm giấy phép lao động tại Hà Nội
Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013;
Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài tại Việt Nam;
Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định và sửa đổi một số điều của Bộ Luật Lao động và Nghị định 11/2016/NĐ-CP về thủ tục cấp giấy phép lao động, hồ sơ giấy phép lao động và thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động được sửa đổi rút ngắn hơn quy định trước đây;
Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 và các biểu mẫu liên quan đến việc xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài;
Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/08/2017 của bộ lao động thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại việt nam qua mạng điện tử;
Danh sách số 143/KCB-PHCN&GĐ ngày 05/02/2015 của Bộ Y tế về việc cập nhật, bổ sung danh sách bệnh viện, phòng khám có đủ điều kiện theo thâm quyền khám sức cho người nước ngoài khi làm thủ tục giấy phép lao động;
II. Điều kiện về thủ tục làm giấy phép lao động tại Hà Nội
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật (đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và dạy nghề);
Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.
III. Đối tượng được cấp giấy phép lao động tại Hà Nội
Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
Thời giam làm việc liên tục từ đủ 30 ngày và trên 90 ngày cộng dồn trong 1 năm;
Không thuộc các trường hợp miễn Giấy phép lao động theo quy định tại Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016.
IV. Thủ tục làm cấp giấy phép lao động tại Hà Nội
Bước 1. Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài.
Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo quy định mới từ thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 02/10/2017, người sử dụng lao động còn có thể thực hiện nộp tờ khai và báo cáo này thông qua cổng thông tin điện tử địa chỉ http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn. Thủ tục như sau:
Người sử dụng lao động đăng ký tài khoản tại cổng thông tin điện tử nêu trên và nộp hồ sơ bằng tài khoản đã lập, trong thời hạn ít nhất là 20 ngày trước ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài;
Trong vòng 12 ngày kể từ ngày nhận được tờ khai và báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ gửi kết quả qua thư điện tử của người sử dụng lao động. Nếu hồ sơ nộp chưa hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ ra thông báo chỉnh sửa.
Sau khi có chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện hồ sơ bản gốc cho cơ quan chấp thuận. Trong thời hạn 08 giờ cơ quan nhận được bản gốc hồ sơ, cơ quan chấp thuận sẽ trả bản gốc kết quả chấp thuận cho người sử dụng lao động.
Hồ sơ bao gồm: Mẫu báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài (theo mẫu thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH).
Bước 2. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Hồ sơ cần chuẩn bị:
Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Mẫu số 07);
Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do tổ chức y tế có thẩm quyền tại Việt Nam (phải có giá trị dưới 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp. Lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng kể tính đến ngày nộp hồ sơ;
Văn bản chứng minh trình độ phù hợp với công việc là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật: bằng cấp, xác nhận kinh nghiệm từ công ty khác…;
Văn bản chấp thuận cho phép sử dụng lao động nước ngoài của Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố;
Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.”
02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
Ngoài ra, đối với các ngành, nghề có yêu cầu đặc biệt (cầu thủ bóng đá, phi công, bảo dưỡng máy bay) hoặc các trường hợp lao động nước ngoài cung cấp dịch vụ hoặc thực hiện hợp đồng, chào bán dịch vụ…tại Việt Nam, hồ sơ sẽ bao gồm các giầy tờ khác theo quy định của pháp luật.
Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Tương tự như hồ sơ xin chấp thuận, người sử dụng lao động cũng được phép nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan chấp thuận hoặc nộp qua cổng thông tin điện tử http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn.
Thời hạn cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài:
Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền: 07 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nơi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nôi (nếu doanh nghiệp có trụ sở tại khu công nghiệp)
Nộp hồ sơ qua mạng, thời hạn trả kết quả là 05 ngày. Cơ quan chấp thuận sẽ cấp Giấy phép lao động nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ra thông báo chỉnh sửa hồ sơ nếu có sai sót. Sau khi nhận được Giấy phép lao động qua thư điện tử, người sử dụng lao động sẽ nộp bản gốc hồ sơ cho cơ quan cấp phép và nhận bản gốc giấy phép lao động.
Lưu ý:
Nếu các giấy tờ trên của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
VI. Giá trị pháp lý của giấy phép lao động tại Hà Nội
Giấy phép lao động là văn bằng do cơ quan quản lý lao động cấp cho doanh nghiệp xác nhận thông tin liên quan đến việc sử dụng lao động nước ngoài trong công ty. Như vậy giấy phép lao động là điều kiện cần để công ty được sử dụng người nước ngoài là lao động, nó cũng được coi là điều kiện đủ để người nước ngoài thực hiện các thủ tục nhân thân tại Việt Nam như: Đăng ký gia hạn visa, tạm trú cho quá trình làm việc tại Việt Nam ; Kê khai và nộp các khoản thuế từ thu nhập trong quá trình làm việc.
Quy định về giấy phép lao động được áp dụng theo: Luật lao động 2012 ; Nghị định 11/2016/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn luật lao động bởi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng được coi bình đẳng như lao động trong nước.
Giấy phép lao động đối với doanh nghiệp được coi là văn bản ghi nhận thời điểm người nước ngoài bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp, vị trí công việc, thời hạn kết thúc và địa điểm làm việc. Như vậy doanh nghiệp sẽ được hiểu là đơn vị quản lý, bảo lãnh cho người nước ngoài trong quá trình sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Công ty sẽ phải hướng dẫn người nước ngoài các quy định pháp luật lao động và các quy định pháp luật có liên quan để phòng tránh sự vi phạm pháp luật từ người lao động.
Về phương diện cá nhân người lao động nước ngoài, giấy phép lao động được coi là giấy tờ chứng minh mục đích cư trú hợp pháp tại Việt Nam giúp ích cho việc xin visa, thẻ tạm trú, đăng ký xe, mua nhà, …Song song đó nó là giấy tờ chứng minh nguồn phát sinh thu nhập để từ đó người nước ngoài được sử dụng tiền đó để tái đầu tư tại Việt Nam hoặc chuyển về tiền về nước.
VII. Xử phạt doanh nghiệp không làm giấy phép lao động tại Hà Nội
Giấy phép lao động quan trọng là thế nhưng nhiều công ty không xin giấy phép khi sử dụng lao động nước ngoài, vi phạm này phổ biến ở lĩnh vực giáo dục và xây dựng nơi có đông người nước ngoài làm việc nhưng giấy tờ cá nhân không đủ điều kiện xin cấp giấy phép lao động. Vi phạm quy định này doanh nghiệp sẽ bị xử lý như sau :
Bị đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 1 - 3 tháng
Xử phạt hành chính 30 - 45 triệu đồng nếu số lao động vi phạm từ 1 - 10 người
Xử phạt hành chính 45 - 60 triệu đồng nếu số lao động vi phạm từ 11 - 20 người
Xử phạt hành chính 60 - 75 triệu đồng nếu số lao động vi phạm từ 21 người trở lên.
HGP Law ngoài thực hiện dịch vụ giấy phép lao động uy tín, chính xác còn đảm bảo tư vấn đầy đủ giúp doanh nghiệp chấp hành đúng quy định pháp luật về quản lý người lao động nước ngoài. Chúng tôi rất mong được hợp tác với quý khách hàng trong công việc.
VIII. Thủ tục cấp lại giấy phép lao động tại Hà Nội
Trường hợp giấy phép lao động bị mất, hỏng, hết hạn hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động. Cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội; Mẫu số 07;
02 ảnh màu kích thước 4cm x 6cm chụp chính diện, phông nền trắng, rõ mặt, ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ
Giấy phép lao động đã được cấp, cụ thể:
Trường hợp Giấy phép lao động bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy định của pháp luật;
Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh;
Trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày thì phải có giấy khám sức khỏe theo quy định
Trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và xã hội Hà Nội
Thời hạn giải quyết trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
IX. Dịch vụ xin giấy phép lao động tại Hà Nội của Luật HGP
Tư vấn điều kiện, thủ tục để được cấp giấy phép lao động;
Tư vấn soạn thảo giải trình đề nghị tuyển dụng người lao động nước ngoài gửi chủ tịch UBND thành phố;
Đại diện khách hàng gửi công văn xin ý kiến chủ tịch UBND về việc xin tuyển dụng người lao động nước ngoài;
Đại diện khách hàng thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng những giấy tờ, tài liệu cần thiết;
Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục xin giấy phép tại Sở lao động – thương binh và xã hội, nộp hồ sơ, nhận kết quả.
Trên đây là một số quy định của pháp luật về hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Nếu quý khách có nhu cầu muốn biết thêm thông tin chi tiết,