google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Công ty là gì

Công ty là gì
Công ty là gì? theo hình thức sở hữu có những loại công ty nào? Công ty liên doanh là gì? Đặc điểm của công ty là gì? Các loại hình công ty được phân loại theo cơ cấu tổ chức quy định như thế nào? Côn ty mẹ, con là gì? thủ tục thành lập công ty như thế nào? Luật sư HGP Law sẽ có bài viết toàn diện để bạn đọc hiểu toàn bộ những thắc mắc nêu trên

=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH;  Thành lập công ty cổ phần

Công ty là gì?

Công ty không có một định nghĩa riêng, nhưng tuy nhiên theo văn bản quy định của pháp luật việt nam Công ty được hiểu là một tổ chức doanh nghiệp bao gồm: Công ty tnhh 1 thành viên, công ty tnhh 2tv trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh; Công ty có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính trong phạm vi số vốn góp, tài sản của công ty.



(Ảnh minh họa)
Theo hình hình thức sở hữu công ty có loại công ty như sau
  1. Công ty nhà nước (Doanh nghiệp nhà nước) : do nhà nước làm chủ sở hữu nắm 100% vốn điều lệ;
  2. Công ty có vốn của nhà nước là: loại hình công ty có thành viên, cổ đông là nhà nước năm tỷ lệ nhất định về vốn góp, cổ phần
  3. Công ty nước ngoài (Doanh nghiệp FDI): do có nhà đầu tư là người nước ngoài nắm phần trăm vốn góp, điều lệ công ty
  4. Công ty tư nhân (công ty trong nước): do nhà đầu tư trong nước nắm toàn bộ 100% vốn điều lệ
  5. Công ty mẹ, công ty con được hình thành dự trên tính sở hữu cổ phần, vốn góp
=> Theo hình thức liên kết giữa các nhà đầu tư với nhau hình thành nên loại hình Công ty liên doanh

Công ty liên doanh là gì?

Công ty liên doanh là Công ty do hai hay nhiều người cùng hợp tác thành lập để thực hiện một hoặc nhiều mục tiêu kinh doanh, có thể hình thành pháp nhân mới hoặc thỏa thuận sử dụng 01 pháp nhân có sẵn để thực hiện kinh doanh. Trong lãnh thổ Việt nam có loại hình liên doanh giữa 02 nhà đầu tư Việt nam => gọi là doanh nghiệp Việt nam và liên doanh giữa nhà đầu tư việt nam với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhau trên lãnh thổ việt nam => gọi là Doanh nghiệp FDI

Loại hình công ty liên doanh bao gồm: Công ty TNHH 2TV trở lên; Công ty Cổ phần; Công ty hợp danh. Công ty liên doanh có tư các pháp nhân theo pháp luật việt nam

Đặc điểm cơ bản công ty là gì?

Công ty là loại hình phổ biết của tất cả các quốc gia trên thế giới, công ty được thành lập, hình thành để thực hiện công việc kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, phát triển kinh tế xã hội, làm giàu cho tổ chức, cá nhân, quốc gia. Với vai trò vô cùng quan trọng nên nhà nước Việt nam có những quy định đặc thù, khuyến khích, tạo điều kiện cho nhà đầu tư thành lập công ty để khởi nghiệp, lập nghiệp. Dưới đây là nhứng đặc điểm nổi bất nhất của mô hình Công ty

Thứ nhất về tư các pháp lý

Công ty có tư cách pháp nhân riêng, tài sản của công ty độc lập với tài sản của thành viên, cổ đông công ty; công ty tự chịu trách nhiệm với tài sản, vốn góp của mình với các hoạt động kinh doanh; công ty được nhân danh mình tham gia các giao dịch dân sự với bên thứ hai; đại diện là nguyên đơn, bị đơn dân sự; đại diện là chủ thể độc lập với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác

=> Tham khảo bài viết khởi nghiệp là gì?

Thứ hai về tài sản, trách nhiệm pháp lý

Công ty có tài sản riêng được hình thành từ phần vốn góp, đầu tư của các thành viên, cổ đông công ty hoặc tài sản được hình thành từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hình thức khác mang tên công ty; công ty chịu trách nhiệm pháp lý trong phạp vi tài sản của mình; công ty có quyền quyết định về việc sử dụng tài sản của mình vào các hình thức pháp luật không cấm

Thứ ba về thành viên công ty

Đối với loại hình công ty thì đối tượng thành viên rất đa dạng và phù hơp với từng loại hình công ty. Công ty tnh 1tv, công ty tnhh 2tv trở lên, công ty cổ phần thì thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức (tổ chức nhà nước hoặc tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức trong nước); Công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải là cá nhân, thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Thành viên công ty là cá nhân phải có năng lực hành vi dân dự đầy đủ hoặc pháp nhân phải có năng lực pháp nhân theo quy định của pháp luật

Thứ tư cơ chế thị trường

Công ty hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh, các sản phẩm, dịch vụ tốt mang lại uy tín, niềm tin sẽ được khách hàng đón nhận và tin dùng; ngược lại các sản phẩm kém chất lượng, giá đắt sẽ bị khách hàng đào thải. Do vậy các công ty luôn luôn phải thay đổi, hoàn thiện mình để tồn tại, phát triển

Thứ năm chế độ tài chính kế toán

Công ty có nghĩa vụ tài chính kế toán thường xuyên theo quý và theo năm theo đúng quy định của pháp luật, xuất hóa đơn nộp thuế giá trị gia tăng khi phái sinh doanh thu; nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi kinh doanh có lãi; nộp các loại thuế khác theo quy định của pháp luật.

=> Tham khảo bài viết quy định Doanh nghiệp là gì?

Các loại hình công ty phân loại theo cơ cấu tổ chức

Loại hình công ty theo luật doanh nghiệp 2020 của Việt nam rất đa dạnh bao gồm 04 loại hình: Công ty tnhh 1tv, công ty tnhh 2tv trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh; Mỗi loại hình công ty có đặc thù riêng về cơ cấu tổ chức, đặc điểm, ưu và nhược điểm khác nhau để nhà đầu tư lựa chọn loại hình phù hợp với điều kiện và mục tiêu kinh doanh của mình.

Công ty tnhh 1tv do một cá nhân hoặc tổ chức thành lập và là chủ sở hữu, quyết định mọi vất đề liên quan đến công ty, một ý chí phù hợp với hoạt động kinh doanh đơn lẻ, tập trung, dễ điều hành quản lý, không phát trinh mâu thuẫn bất đồng, dễ đưa ra quyết định

=> Tham khảo bài viết Công ty tnhh 1tv là gì?

Công ty tnhh 2tv trở lên là loại hình có từ 02 thành viên đến tối đa 50 thành viên, ưu điểm là có nhiều người quen bết nhau cùng hợp tác đầu tư kinh doanh, phân chia công việc chính, quan trọng của công ty, tận dụng được sức mạnh tập thể, tận dụng được ý tưởng, tài chính từ nhiều nguồn khác nhau

=> Tham khảo bài viết Công ty tnhh là gì?

Công ty cổ phần có từ 03 cổ đông trở lên, không hạn chế số lượng tối đa, hoạt động trên nguyên tác đối vốn, các cổ đông công ty có vốn đầu tư cùng kinh doanh dưới 01 ý tưởng khả thi, tận dụng được khả năng huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu

=> Tham khảo bài viết Công ty cổ phần là gì?

Công ty hợp danh có 02 loại thành viên gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh thường quen biết nhau cùng hợp lại để kinh doanh 01 ý tưởng và chịu trách nhiệm vô hạn với toàn bộ tài sản của mình với nghĩa vụ của công ty, công ty hợp danh dễ xây dựng được uy tín niềm tin với khách hàng vì tính chịu trách nhiệm vô hạn; Thành viên góp vốn chỉ góp tiền vào công ty, không tham gia công tác điều hành nên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp

=> Tham khảo bài viết Công ty tnhh hợp danh là gì?

Công ty con là gì?

Công ty được gọi là công ty con là khi có 1 công ty khác (gọi là công ty mẹ) sở hữu vốn góp hoặc cổ phần hoặc có quyền quyết định vấn đề lớn của công ty con. 
Công ty được gọi là công ty mẹ, con khi thuộc một trong các trường hợp sau;
  • Sở hữu trên 50% vốn điều lệ ghi trên đăng ký kinh doanh hoặc toàn bộ số cổ phần phổ thông của công ty đó;
  • Có quyền quyết định bổ nhiệm đa số thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đó;
  • Có quyền quyết định về việc thay đổi, bổ sung Điều lệ hiện hành của công ty đó.
  • Công ty con không được quyền góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Nhóm công ty con của cùng một công ty mẹ không được quyền thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
  • Các công ty con có cùng chung một công ty mẹ là loại hình doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp

=>Tham khảo quy định về doanh nghiệp nhà nước

Quyền, trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con theo Luật doanh nghiệp 2014

Các giao dịch dân sự và quan hệ khác giữa công ty mẹ, công ty con đều phải được xác lập và thực hiện độc lập, khách quan, bình đẳng theo điều kiện áp dụng nhất định.

Trường hợp công ty mẹ can thiệp vượt quá thẩm quyền của chủ sở hữu và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái nguyên tắc kinh doanh thông thường, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó.

Người quản lý, đúng đầu của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc tác động, can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh bình thường, phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm bồi thường (nếu có) về các thiệt hại đó.

Trường hợp công ty mẹ không thực hiện trách nhiệm đền bù cho công ty con theo quy định thì chủ nợ hoặc thành viên của công ty con có quyền nhân danh mình hoặc công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại.

Trường hợp hoạt động kinh doanh do công ty con thực hiện đem lại lợi nhuận cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó

=>Tham khảo bài viết Dịch vụ thành lập công ty

Thủ tục thành lập công ty hoàn thiện theo 6 bước sau

Bước 1 Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty gồm

  • Giấy đề nghị thành lập công ty
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH và Công ty hợp danh); Danh sách cổ đông sáng lập (Đối với Công ty cô phần)
  • Bản sao công chứng các giấy tờ chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu của nhà đầu tư, người ủy quyền quản lý vốn góp là cá nhân; Đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức (Nếu nhà đầu tư nước ngoài thì các văn bản phải được hợp pháp hóa lãnh sự)
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ, nhận kết quả (nếu có)
  • Bản công chứng giấy chứng nhận đầu tư (đối với công ty hoạt động theo dự án đầu tư)
THAM KHẢO bài viết liên quan

=>Thủ tục thành lập công ty cổ phần

=>Thủ tục thành lập công ty tnhh

Bước 2 nộp hồ sơ và nhận kết quả

Có 2 hình thức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ online trên web: dangkykinhdoanh.gov.vn

Hướng dẫn nộp hồ sơ qua mạng xem TẠI ĐÂY

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và xử lý là phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính

Thời gian giải quyết là 03 đến 05 ngày

Kết quả nhận được: Đăng ký doanh nghiệp mới

Bước 3: Đăng bố cáo và khắc dấu

Khi có kết quả đăng ký công ty, giám đốc trực tiếp đăng ký và nộp phí công bố thông tin theo mẫu của nhà nước,

Hồ sơ đăng bố cáo gồm: Đơn đăng bố cáo và giấy ủy quyền

Công ty liên hệ với cơ quan khắc dấu để khắc con dấu công ty, dấu chức danh

Phí khắc bộ dấu từ khoảng 550k – 750k

Sau khi khắc dấu công ty phải tiến hành đăng công bố mẫu dấu lên công thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, công ty phải đăng công bố trước khi sử dụng con dấu

Thời gian xử lý là 03 ngày,

Bước 4: Mua chữa ký số

Công ty liên hệ bên cung cấp chữ ký số để đăng ký mua và đăng ký nộp thuế điện tử qua chữ ký số, đây là thủ tục bắt buộc mua để kê khai báo cáo, nộp thuế online

Giá chữ ký số khoảng 1.600.000đ – 3.000.000đ/ 3 năm sử dụng

Các nhà cung cấp uy tín: NewCA, FPT, Viettel, VNPT,…

Bước 5: Mở và thông báo mở tài khoản ngân hàng cho phòng đăng ký kinh doanh

Sau khi có đăng ký kinh doanh, con dấu công ty, chữ ký số doanh nghiệp phải liên hệ với 01 ngân hàng thương mại để mở tài khoản ngân hàng

Sau khi mở tài khoản ngân hàng công ty phải thông báo về việc mởi tài khoản ngân hàng cho phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở công ty để đăng ký nộp thuế qua tài khoản và tích hợp với chữ ký số của của công ty

Hồ sơ thông báo mở tài khoản ngân hàng gồm: Thông báo mở tài khoản ngân hàng, giấy giới thiệu

Thời gian giải quyết: 03 ngày

Bước 6: In hóa đơn và thông báo sử dụng hóa đơn

Từ 2020 doanh nghiệp mới bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử

Sau khi có đăng ký công ty, giám đốc liên hệ 01 đơn vị in hóa đơn để thiết kế mẫu hõa đơn, chốt số lượng và đặt in hóa đơn

Phí in hóa đơn khoảng: 890.000đ – 1.500.000đ/ 300 số hóa đơn

Sau khi có mẫu hóa đơn, số lượng thì công ty thông báo về việc sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế

Thời gian xử ly: 05 ngày

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói của HGP Law

HGP Law cung cấp dịch vụ thành lập Công ty trọn gói, nhanh, uy tín, giá rẻ khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin, chuẩn bị tài liệu, ở nhà ký hồ sơ còn tất các các việc khác HGP Law sẽ làm

HGP Law sẽ làm tất cả các công việc sau

1. Tư vấn cho khách hàng về các loại hình doanh nghiệp phù hợp
2. Tư vấn điều kiện kinh doanh: Trụ sở công ty, mã ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện pháp luật,…
3. Tư vấn rủi ro, tranh chấp nếu có
4. Soạn hồ sơ thành lập công ty
5. Đại diện thực hiện thủ tục thành lập công ty tại cơ quan có thẩm quyền
6. Đại diện nộp hồ sơ, nộp phí công bố thành lập công ty
7. Khắc dấu, công bố mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia
8. Chuẩn bị hồ sơ, mở tài khoản ngân hàng, thông báo mở tài khoản ngân hàng cho phòng đăng ký kinh doanh
9. Chuẩn bị hồ sơ, đăng ký mua chữ ký số cho công ty, đăng ký nộp thuế qua tài khoản ngân hàng
10. Đặt in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn cho khách hàng
11. Tư vấn, sắp xếp hồ sơ lưu nội bộ
12. Hỗ trợ kê khai thuế 3 tháng đầu tiên cho doanh nghiệp mới
13. Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói cho doanh nghiệp

=> Tham khảo chi tiết Dịch vụ thành lập công ty

Khách hàng cần cung cấp cho HGP Law thông tin, giấy tờ để làm hồ sơ gồm

Bước 1: Kê khai theo mẫu tờ khai (Mẫu tờ khai thành lập công ty)

Bước 2: Scan gửi HGP Law chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu

Bước 3: Gửi vào email: luathgp@gmail.com

Khách hàng cần chuẩn bị

1.     CMND, CCCD, Hộ chiếu 01 bản công chứng của các thành viên
2.     Ký hồ sơ do HGP Law chuẩn bị

Thời gian giải quyết: 03 – 05 ngày

Khi đọc hết bài viết bạn giúp HGP Law để lại lời bình, HGP Law sẽ chỉnh sửa hoàn thiện tốt hơn ở những bài viết tiếp theo

Liên hệ qua số Hotline với HGP Law để tư vấn MIỄN PHÍ nếu bạn có nhu cầu

Trân trọng, 
Chúc bạn thành công,

=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH;  Thành lập công ty cổ phần

=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm: 5/5 Dựa trên 1 Đánh giá

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600