google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI
Luật doanh nghiệp 2020 của Việt Nam quy định rất đa dạng loại hình kinh doanh để thuận lợi quản lý và người khởi nghiệp lựa chọn cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh, HGP Law có bài phân tích toàn diện về loại hình Công ty hợp danh, trong đó sẽ nêu lên các vấn đề gồm: Công ty hợp danh là gì ? Đặc điểm của công ty hợp danh như thế nào ? Ưu và nược điểm công ty hợp danh? Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh? Thủ tục và hồ sơ thành lập công ty hợp danh như thế nào?
=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH; Thành lập công ty cổ phần
Theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định
Công ty hợp danh là doanh nghiệp theo pháp luật việt nam, trong đó: Phải có ít nhất 02 thành viên hợp danh là cá nhân cùng chủ sở hữu công ty, cùng nhau lựa chọn kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài thành viên hợp danh, công ty hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ phát sinh của công ty. Ngoài ra công ty hợp danh còn có thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đầu tư và đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập
=> Tham khảo bài viết Công ty là gì?
Công ty hợp danh là loại hình mang tích chất đôi nhân, có nghĩa là các thành viên hợp danh tham gia thành lập công ty thường là nhứng người quen biết tin tưởng nhau
Số lượng thành viên hợp danh cũng quy định mức tối thiểu là 2 thành viên.Công ty hợp danh có 02 loại thành viên: thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm với số vốn góp vào công ty, như vậy các thành viên tham gia vào công ty có thể lựa chọn một trong hai hình thức cho phù hợp
Thành viên hợp danh bị hạn chế thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên công ty hợp danh khác, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định cho phép, đây là một trong quy định ràng buộc hạn chế quyền của thành viên hợp danh
Thành viên hợp danh không được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn của mình trong công ty cho thành viên hoặc người khác mà không có sự đồng ý của thành viên hợp danh khác
Thành viên hợp danh công ty không được quyền tự nhân danh cá nhân hoặc người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó với mục đích tư lợi hoặc phục vụ những lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
=> Tham khảo dịch vụ luật sư Doanh nghiệp
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đăng ký, cam kết trong vòng 90 ngày
Thành viên hợp danh không góp đủ, đúng thời hạn hạn số vốn đã đăng ký, cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm, bồi thường thiệt hại nếu có cho công ty.
Thành viên góp vốn chưa góp đủ và đúng hạn số vốn đăng ký, đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được chuyển thành khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, hội đồng thành viên có thể quyết định cho thành viên chưa góp vốn đó khai trừ khỏi công ty
Tại thời điểm góp đủ vốn như đã đăng ký, cam kết, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của mình trên đấy ghi đầy đủ nội dung theo mẫu quy định
Vốn góp của các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn chuyển quyền sở hữu cho công ty
Tài sản được tạo lập, gia tăng mang tên công ty;
Tài sản có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh do các thành viên thực hiện nhân danh công ty
Các loại tài sản khác theo quy định của pháp luật việt namNgười đại diện theo pháp luật và điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty hợp danh là các thành viên hợp danh. Mọi hành chế trong công tác điều hành hoạt động của thành viên hợp danh chỉ bị hạn chế khi thành viên đó biết dõ việc bị hạn chế
Trong quá trình hoạt động kinh doanh các thành viên hợp danh chủ động phân công, sắp xếp nhau để quản lý điều hành công ty với mục tiêu vì lợi ích của công ty. Các quyết định của công ty được thông qua theo nguyên tắc đa số,
Hội đồng thành viên có thể quyết định mở một hoặc nhiều tài khoản ngân hàng và chỉ định người đại diện đứng tên chủ tài khoản ngân hàng=> Tham khảo bài viết quy định Doanh nghiệp là gì?
Công ty hợp danh có cơ cấu tổ chức gồm Hội đồng thành viên (gồm các thành viên hợp danh), Tổng giám đốc hoặc giám đốc. Hội đồng thành viên họp và bầu một người trong số các thành viên hợp danh làm chủ tịch hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên công ty có quyền quyết định tất cả vấn đề kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác thì quyết định sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh đồng ý thông qua:Công ty hợp danh có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn Thành viên hợp danh chỉ là cá nhân, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệu bằng đối với khoản nợ bằng số vốn góp. Số lượng thành viên công ty hợp danh chỉ quy định mức tối thiểu là 2 thành viên hợp danh, không hạn chế số lượng tối đa
Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ có một chủ sở hữu duy nhân và là chủ doanh nghiệp tư nhân
Công ty hợp danh có tư cách pháp; doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh không được thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc tham gia là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ khi có sự đồng ý của thành viên hợp danh khác. Thành viên hợp danh muốn chuyển nhượng vốn phải có sự đồng ý của thành viên hợp danh khác. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân nên được góp vốn đầu tư thành lập công ty khác
Đối với doanh nghiệp tư nhân: Một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân, và không được đồng thời thành lập hộ kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền tham gia thành lập, góp vốn vào công ty khác
Vốn của công ty hợp danh độc lập với thành viên hợp danh gồm: Tài sản góp vốn của các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn đã được chuyển quyền sở hữu sang cho công ty; Tài sản có được mang tên công ty; Tài sản hình thành từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân danh công ty thực hiện
Vốn của doanh nghiệp tư nhân không hoàn toàn độc lập với vốn của chủ sở hữu mà: Do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư và phải ghi chép lại vào sổ kế toán, nếu giảm xuống thấp hơn mực đăng ký ban đầu phải đăng ký với sở kế hoạch đầu tư
Đối với công ty hợp danh: Cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo Luật doanh nghiệp 2020 gồm: Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch; bầu hoặc thuê người khác về làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
Đối với doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trực tiếp hoặc thuê người khác giúp mình quản lý điều hành kinh doanh của doanh nghiệp
=> Tham khảo dịch vụ thành lập công ty giá rẻ
Về Cách đặt tên công ty sử dụng cấu trúc như sau: Cụm từ: Công ty + Loại hình: Hợp danh (hoặc HD) + tên riêng của công ty (VD: Xây dựng Thịnh Phát)
Tên riêng của công ty phải đảm bảo đúng các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Để đặt tên đúng luật, đẹp, ý nghĩa cần lưu ý: Tên riêng nên để dễ đọc, rõ ràng, không gây nhầm lẫn với tên công ty hay tổ chức khác đã đăng ký. Tên riêng nên mang một ý nghĩa nhất định, dễ xây dựng, phát triển thương hiệu.
Vốn điều lệ là số vốn các chủ sở hữu đăng ký và cam kết sẽ góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc một thời hạn nhỏ hơn quy định trong điều lệ. Qúa thời hạn 90 ngày các chủ sở hữu không góp đủ vốn thì phải làm thủ tục chào bán cho thành viên khác hoặc giảm vốn điều lệ bằng số vốn đẵ góp
Vốn điều lệ phải góp bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng
(Click tham khảo bài viết Vốn điều lệ)
Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định thì số vốn đăng ký tối thiểu bằng số vốn pháp định theo quy định
Theo Luật mới các doanh nghiệp được tự do đăng ký ngành nghề và kinh doanh mà pháp luật không cấp. Tuy nhiên khi đãng ký mã ngành nghề kinh doanh lưu ý về ngành nghề kinh doanh bị cấm kinh doanh và ngành nghề có điều kiện.
Đối với ngành nghề bị cấp kinh doanh thì doanh nghiệp không được đăng ký kinh doanh, chỉ có doanh nghiệp đặc thù mới có thể đăng ký kinh doanh (VD: Kinh doanh thuốc nổ chỉ doanh nghiệp quốc phòng mới được đăng ký). Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi thành lập có thể chưa cần đáp ứng điều kiện ngay, nhưng khi đi vào hoạt động mới cần phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh
=> Tham khảo khái niệm chữ ký số là gì
Khách hàng cần chuẩn bị
=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH; Thành lập công ty cổ phần
=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?