google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Công ty liên doanh là gì

Công ty liên doanh là gì

Công ty liên doanh là một khái niệm ít được biết đến. Để biết được Công ty liên doanh là gì? Loại hình công ty này có những ưu nhược điểm ra sao mà lại được nhiều nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên lựa chọn? qua bài viêt này HGP LAW sẽ phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến Công ty liên doanh.

=> Tham khảo quy định về Công ty hợp danh

I. Công ty liên doanh là gì?

Công ty liên doanh được hiểu là công ty do hai hoặc nhiều bên cùng hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở pháp lý là hợp đồng liên doanh. Mỗi bên trong liên doanh chịu trách nhiệm  trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

=> Tham khảo quy định về doanh nghiệp tư nhân

II. Đặc điểm của công ty liên doanh

  • Quy định về vốn pháp định: vốn pháp định ít nhất phải bằng 30% tổng vốn đầu tư. Trong một số trường hợp tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan quản lý đầu tư chấp thuận (ví dụ: các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn).
  • Công ty liên doanh do nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam cùng góp vốn để thực hiện dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong liên doanh sẽ quyết định mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận cũng như rủi ro mỗi bên sẽ phải gánh chịu.
  • Công ty liên doanh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

=> Tham khảo quy trình thủ tục thành lập công ty

III. Ưu điểm và nhược điểm của công ty liên doanh

1. Ưu điểm của công ty liên doanh

Thành lập công ty dưới hình thức liên doanh mang đến nhiều lợi ích cho cả nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài

Đối với nhà đầu tư của Việt Nam: khi tham gia liên doanh thì ngoài việc được phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, còn có điều kiện tiếp cận với các công nghệ hiện đại của nước ngoài, trình độ quản lý tiên tiến, cách làm việc chuyên nghiệp và môi trường kinh doanh rộng lớn, mang đến nguồn khách hàng phong phú.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, tránh được các rủi ro pháp lý khi đầu tư tại một môi trường pháp lý xa lạ, đảm bảo thành công cao hơn cho nhà đầu tư đồng thời mở rộng được thị trường kinh doanh.

2. Nhược điểm của công ty liên doanh

Sự khác biệt về ngôn ngữ, truyền thống, phong tục tập quán, quan điểm kinh doanh dễ dẫn đến phát sinh những mâu thuẫn trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Trình tự thủ tục và hồ sơ thành lập Công ty liên doanh khá phức tạp.

=> Tham khảo bài viết quy định Doanh nghiệp là gì?

IV. Thủ tục thành lập công ty liên doanh

Để thành lập được công ty liên doanh cần phải thực hiện các theo trình tự, thủ tục pháp lý theo quy định. Cụ thể, sẽ phải tiến hành 2 bước đó là: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Xin chấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể trình tự các bước.

1. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thành phần hồ sơ:
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Theo mẫu);
  • Bản chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân (chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu) đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao chứng thực một trong các tài liệu liên quan đến nhà đầu tư (báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Văn bản/cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Quyết định/cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; …);
  • Hợp đồng thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Hợp đồng liên doanh.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ như trên, nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi dự kiến thành lập công ty. Sau khi nộp hồ sơ, Sở sẽ trao giấy biên nhận hồ sơ và ghi rõ ngày hẹn trả kết quả.

Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trường hợp từ chối phải ra thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nếu rõ lý do không cấp.

Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bước tiếp theo phải thực hiện đó là thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài

2. Trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Thành phần hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu tại thông tư 02/2019/ TT-BKHĐT);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên công ty;
  • Bản sao hợp lệ thuộc một trong các giấy tờ sau:
Giấy tờ chứng thực cá nhân : Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân.
Quyết định thành lập của pháp nhân nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đã được cấp.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ các nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty liên doanh có tư cách pháp nhân và con dấu và có thể tiến hành kinh doanh trong mục tiêu ngành nghề đã đăng ký.

=> Tham khảo quy định về khởi nghiệp kinh doanh

V. Sự khác biệt của HGP LAW khi làm dịch vụ thành lập công ty liên doanh

  • HGP Law thành lập với đội ngũ nhân viên, luật sư, các tập sự hành nghề luật sư có chuyên môn cao, nhiều năm trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra còn có kinh nghiệm đối với các thủ tục pháp lý khác liên quan đến các lĩnh vực kế toán, lao động, tiền lương, hợp đồng, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mã số mã vạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, tư vấn pháp lý nội bộ doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tư vấn chi tiết, xác lập những phương án lựa chọn, hạn chế rủi ro cho khách hàng.
  • Nhân viên nhiệt tình, thân thiện, hỗ trợ kịp thời và giải đáp những vấn đề có tính chuyên môn cao trong vướng mắc của khách hàng.
  • Tự hào cung cấp dịch vụ khắp các địa bàn trên cả nước.
  • HGP Law còn cung cấp dịch vụ tư vấn thường xuyên khi khách hàng ký hợp đồng tư vấn.

VI. Cam hết của HGP LAW

  • Cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
  • Đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc khi thực hiện thủ tục
  • Đảm bảo phù hợp về giá cả cung cấp dịch vụ cho khách hàng với mọi thành phần trong xã hội.
  • Sẵn sàng hỗ trợ khách hàng nếu khách hàng có yêu cầu trong phạm vi liên quan đến dịch vụ và trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ;
  • Cung cấp mọi văn bản pháp luật và biểu mẫu có liên quan nếu khách hàng có yêu cầu.

=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH;  Thành lập công ty cổ phần

=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm cho bài viết này

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600