google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Thành lập doanh nghiệp tư nhân

Thành lập doanh nghiệp tư nhân

Khi bắt đầu kinh doanh, có nhiều loại hình doanh nghiệp được các chủ thể lựa chọn, trong đó có doanh nghiệp tư nhân. Đây là mô hình doanh nghiệp phù hợp với những kế hoạch kinh doanh vừa và nhỏ, cơ cấu quản lý đơn giản và ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Vậy "Thành lập doanh nghiệp tư nhân" thực hiện như thế nào?

=> Tham khảo bài viết quy định Doanh nghiệp là gì?

I. Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp tư nhân là mô hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình cho hoạt động doanh nghiệp.

Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và chỉ do một cá nhân làm chủ, không có tài sản độc lập.Do đó, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn, bằng tất cả tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ đó, ta có thể thấy ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân như sau:

Về ưu điểm:

  • Doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản giúp cho hoạt động quản lý dễ dàng. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên chủ động mọi vấn đề trong điều hành và quản lý. Phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ, không cần nhiều người góp vốn, ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác
  • Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn nên doanh nghiệp tư nhân tạo được sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng trong mọi giao dịch.

Về nhược điểm:

Chế độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn. Do không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào nên mức độ huy động vốn thấp và hạn chế.

=> Tham khảo quy trình thủ tục thành lập công ty

II. Thành lập doanh nghiệp tư nhân

1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

Giống như các loại hình doanh nghiệp khác, khi thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng cần chuẩn bị những điều kiện liên quan đến tên, trụ sở, ngành nghề, địa chỉ, vốn hoạt động… Ngoài ra,  chủ doanh nghiệp tư nhân phải đảm bảo chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

2. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Soạn thảo hồ sơ là bước quan trọng nhất trong thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp soạn sai biểu mẫu, chuẩn bị hồ sơ thiếu giấy tờ sẽ khiến thủ tục phải thực hiện nhiều lần mất nhiều chi phí và thời gian.

Theo quy định, hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm những giấy tờ sau:
  1. Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp tư nhân (theo mẫu Phụ lục I-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  2. Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân (còn giá trị sử dụng);
  3. Văn bản ủy quyền (nếu chủ doanh nghiệp tư nhân không tự thực hiện thủ tục);
  4. Một số giấy tờ khác tùy từng trường hợp cụ thể.
Hồ sơ khi nộp sẽ được kiểm tra và xử lý, nếu hợp lệ cả hình thức và nội dung mới được chấp thuận.

=> Tham khảo quy định về Công ty hợp danh

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân phải soạn đầy đủ các giấy tờ theo mục 2.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Tại Hà Nội, 100% hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân phải nộp qua mạng bằng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng. Các tỉnh, thành khác có thể nộp trực tiếp hoặc qua mạng hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ là Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp tư nhân đặt trụ sở chính. Khi tiếp nhận hồ sơ sẽ có giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả.

Bước 3: Nhận kết quả hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Nếu nộp hồ sơ trực tiếp, sau 03 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp phép sẽ có văn bản trả lời để chủ doanh nghiệp tư nhân được biết.

Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng, khi đã xử lý xong hồ sơ phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi email hợp lệ để người đi nộp hồ sơ được biết. Sau đó, người nộp hồ sơ phải mang bản giấy lên cơ quan đăng ký kinh doanh để đối chiếu và đợi lấy kết quả. Trường hợp hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung hay từ chối cấp phép, cơ quan đăng ký kinh doanh cũng gửi email để người nộp hồ sơ được biết.

=> Tham khảo thủ tục đăng ký website với bộ công thương

4. Những việc phải làm sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Tương tự như thành lập các doanh nghiệp khác, sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp cũng phải thực hiện những nội dung sau:
  • Làm dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu với phòng đăng ký kinh doanh;
  • Mua chữ ký số để thực hiện kê khai thuế, nộp lệ phí môn bài và những khoản thuế sau này phát sinh;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân;
  • Thông báo sử dụng hóa đơn (nếu có);
  • Chuẩn bị điều kiện, xin cấp giấy phép con (nếu có kinh doanh ngành nghề có điều kiện);
  • Thực hiện những nội dung công việc khác tùy từng trường hợp của mỗi doanh nghiệp tư nhân.

=> Tham khảo thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm

III. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân

1. Cách thức liên hệ HGP Law để tư vấn và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bước 1: Khách hàng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau: Gọi trực tiếp tới hotline; chat qua facebook, zalo, website; gửi email

Bước 2: Nhân viên HGP Law sẽ tư vấn sơ bộ về các vấn đề pháp lý liên quan tới thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân. Hai bên thống nhất phương án xử lý hồ sơ và thỏa thuận về phí dịch vụ cũng như nội dung công việc trước khi soạn thảo hồ sơ.

Bước 3: Nhân viên HGP Law soạn thảo đầy đủ hồ sơ, chuyển tới khách hàng để lấy chữ ký và những giấy tờ cần thiết sau đó tiến hành thủ tục cho khách hàng

Bước 4: Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và đi lấy kết quả cho khách hàng;

Bước 5: Bàn giao kết quả cho khách hàng (Bao gồm Giấy chứng nhận ĐKDN mới + Hồ sơ lưu nội bộ + Dấu của doanh nghiệp tư nhân). Đồng thời sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng những việc hoàn thiện sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

=> Tham khảo quy trình thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

2. Nội dung dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân

HGP Law cam kết:

  • Tư vấn uy tín và chuyên nghiệp;
  • Soạn thảo hồ sơ nhanh chóng và chính xác;
  • Chi phí hợp lý, không phát sinh thêm phí ngoài khoản phí đã báo với khách hàng;
  • Bàn giao kết quả đúng thời hạn đã cam kết với khách hàng.

HGP Law sẽ làm:

  • Tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân;
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ và đại diện thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ, lấy kết quả và bàn giao đúng thời hạn đã cam kết với khách hàng;
  • Miễn phí làm dấu và đăng công bố điện tử cho doanh nghiệp tư nhân;
  • Tư vấn và hỗ trợ các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân;
  • Hỗ trợ cung cấp biểu mẫu giấy tờ có liên quan, công chứng, chứng thực giấy tờ, tài liệu có liên quan;
  • Tư vấn và hỗ trợ những nội dung công việc có liên quan khác.
Trân Trọng!

=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH;  Thành lập công ty cổ phần

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm: 5/5 Dựa trên 5 Đánh giá

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600