google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Đặt tên công ty

Đặt tên công ty

Tên công ty không chỉ phản ánh hình ảnh bên ngoài của doanh nghiệp, mà còn là mà tiền đề cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong tương lai của doanh nghiệp. Cho nên việc đặt tên công ty khi thành lập là vấn đề khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải đau đầu và tốn nhiều thời gian suy nghĩ trước khi tiến hành làm thủ tục thành lập.

=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH;  Thành lập công ty cổ phần

I. Quy định đặt tên Công ty bằng tiếng việt

Tên Tiếng Việt của Công ty bao gồm hai yếu tố như sau: Loại hình công ty + Tên riêng

  • Loại hình công ty: Tên loại hình công ty được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
  • Tên riêng: Được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

VD: Công ty Cổ phần xây dựng Trường Thành (Công ty cổ phần = loại hình doanh nghiệp; Xây dựng Trường Thành = tên riêng)

=> Tham khảo quy định về trụ sở công ty

II. Quy định đặt tên tiếng Nước ngoài, tên viết tắt

  • Công ty KHÔNG bắt buộc phải đăng ký bằng tên nước ngoài hoặc tên viết tắt, tuy nhiên bạn có thể tham khảo quy định sau nếu có nhu cầu đăng ký.
  • Tên Công ty bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt Nam sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh (Có thể là Tiếng Anh/ tiếng Hàn/ tiếng Nhật,…). Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

VD: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Việt Thành

=> Tên tiếng anh: Viet Thanh Import Export Company Limited

  • Tên viết tắt của Công ty: được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài

VD: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Việt Thành

=> Tên viết tắt: Viet Thanh hoặc Viet Thanh Co.,Ltd hoặc VTIE

=> Tham khảo quy định về vốn điều lệ công ty

III. Trường hợp cấm đặt tên công ty

1. Cấm đặt tên trùng với tên công ty đã đăng ký

  • Đặt tên trùng là: Tên tiếng Việt của công ty dự kiến đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của công ty đã đăng ký. Trong trường hợp này yếu tố loại hình xác định như nhau (TNHH = CP)
  • VD: Công ty TNHH Dịch vụ An Tâm (Tên dự kiến) trùng với tên công ty đã đăng ký => Công ty CP/TNHH Dịch vụ An Tâm (Tên đã đăng ký)

2. Cấm đặt tên gây nhầm lẫn với tên công ty đã đăng ký

Tên được coi là gây nhầm lẫn trong các trường hợp sau:

Thứ nhất: Tên tiếng Việt Công ty dự kiến đăng ký được đọc giống như tên công ty đã đăng ký;

Thứ hai: Tên viết tắt của Công ty dự kiến đăng ký trùng với tên viết tắt của công ty đã đăng ký;

VD: Thành Đạt (Viết tắt từ: Công ty tnhh xây dựng Thành Đạt) = Thành đạt (Viết tắt từ: Công ty tnhh thương mại dịch vụ Thành Đạt)

Thứ ba: Tên bằng tiếng nước ngoài công ty dự kiến đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài công ty đã đăng ký;

VD: Quang Thong Import and Export (Dịch từ tên: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Quảng Thống) = Quang Thong Import and Export (Dịch từ tên: Công ty Xuất nhập khẩu Quang Thông)

Thứ tư: Tên riêng của Công ty dự kiến đăng ký chỉ khác với tên riêng của công ty cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của công ty đó;

VD: Công ty TNHH Nội thất Renzo nhầm lẫn với tên Công ty TNHH Nội thất Renze hoặc Công ty CP Xây dựng Thăng Long 1 nhầm lẫn với Công ty CP Xây dựng Thăng Long 10

Thứ năm: Tên riêng Công ty dự kiến đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của công ty cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

VD: “Công ty TNHH Xây dựng thương mại Minh Đạt” nhầm lẫn với tên “Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại Minh Đạt”

Thứ sáu: Tên riêng Công ty dự kiến đăng ký chỉ khác với tên riêng của công ty cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của công ty đã đăng ký;

VD: Công ty TNHH Bất động sản Alibaba nhầm lẫn với tên Công ty TNHH Bất động sản Alibaba Mới

Thứ bảy: Tên riêng Công ty dự kiến đăng ký chỉ khác với tên riêng của công ty cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

VD: Công ty TNHH Nhôm kính Hoàng Huy nhầm lẫn với Công ty TNHH Nhôm kính Hoàng Huy Miền Nam

=> Tham khảo quy định vê mã ngành nghề kinh doanh

3. Cấm đặt tên liên quan đến chính trị, văn hóa

Thứ nhất: Cấm sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

VD: Công ty TNHH Luật sư Việt Nam (Vi phạm tên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam)

Thứ hai: Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

VD: Công ty TNHH Sex, Casino IBC (Từ Sex vị phạm thuần phong mỹ tục)

=> Tham khảo quy trình thủ tục thành lập công ty

IV. Cách đặt tên Công ty hay, đúng luật

VD1: Bạn dự kiến kinh doanh nội thất/ xây dựng, bạn muốn tên công ty có từ nói được dấu ấn chất lượng dịch vụ muốn hướng đến, niềm tin, tâm lý khách hàng

Đặt tên: Công ty TNHH Nội Thất Wintime (Độ bền sản phẩm chiến thắng thời gian)

VD 2: Bạn làm nhà hàng, thương hiệu đã có sẵn hoặc gắn liền với tên của ông chủ hoặc đầu bếp nổi tiếng hoặc cổ đông sáng lập

Đặt tên: Công ty TNHH dịch vụ ăn uống Hương Quân (Hương, Quân là tên của các cổ đông, đầu bếp, của hai vợ chồng)

VD 3: Bạn kinh doanh dịch vụ công nghệ, phần mềm, muốn sử dụng tên bằng chữ cái theo mục tiêu kinh doanh

Đặt tên: Công ty CP FSE Tech (Công nghệ: nhanh, an toàn, hiệu quả)

VD 4: Bạn đang liên doanh với đối tác nước ngoài để sản xuất, xuất khẩu hàng hóa muốn thể hiện quốc gia vào tên công ty

Đặt tên: Công ty TNHH xuất nhập khẩu Việt Hàn (Tên tiếng anh: Viet Han Import Export Co., Ltd)

=> Tham khảo quy định về Công ty hợp danh

Trên đây là những ví dụ cụ thể về đặt tên công ty cho từng lĩnh vực, ngoài ra quý bạn đọc có thể đặt tên thể hiện mục tiêu kinh doanh và biểu tượng doanh nghiệp của mình:

1. Đặt tên công ty có ngành nghề kinh doanh

Khi nhắc đến tên doanh nghiệp, quý đối tác, khách hàng nhớ luôn công ty hoạt động về lĩnh vực gì, khi có nhu cầu sử dụng họ sẽ liên hệ ngay với công ty. Đây chính là cách nhanh chóng, đơn giản nhất mà không tốn kém, không đau đầu giúp doanh nghiệp rất nhiều trong quá trình buôn bán kinh doanh.

Ví dụ:

Công ty tnhh xây dựng Quang Minh;

Công ty cổ phần thủy sản An Bình;

Công ty cổ phần nhựa Dũng Nghĩa;

Công ty cổ phần phân bón NPK;

=> Tham khảo quy định về Công ty TNHH 2 thành viên

2. Đặt tên công ty thể hiện sự quyết tâm

Ý chí, tham vọng của doanh nghiệp thể hiện ngay trên tên công ty là điều thúc đẩy cán bộ nhân viên trong công ty quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó theo phong thủy phương Đông đây cũng là cách tạo nên sự may mắn cho doanh nghiệp.

Ví dụ:

Khẳng định sự uy tín: Bảo An, Bảo Tín, Minh Tín;…

Tạo dựng niềm tin: An Nhiên; Bình An; An Tâm;…

Tham vọng dẫn đầu: Số 1; Toàn cầu; Tiên Phong;…

Cầu may mắn, thành công: Thành Đạt, Hưng Thịnh, Tài Lộc, Thịnh Vượng;…

=> Tham khảo quy định về doanh nghiệp tư nhân

3. Đặt tên công ty để truyền cảm hứng

Mỗi người sinh ra đều có những sứ mệnh riêng của mình, có người sẽ là thầy giáo cô giáo với sứ mệnh mang kiến thức đến cho các em nhỏ, có người sẽ là bác sĩ với sứ mệnh chữa bệnh cho tất cả mọi người,.. và doanh nghiệp thông qua cái tên thể hiện sứ mệnh truyền cảm hứng sống đến tất cả quý khách hàng và đối tác tương lai.

Lấy cảm hứng từ các vì sao:

Mặt trăng, Mặt trời, Sao Kim, Sao Thủy,.. là những hành tinh bên ngoài Trái Đất của chúng ta. Con người chỉ nhìn thấy những ngôi sao này chứ không thể với chạm tới được, vậy đặt tên công ty chứa những cụm từ này ngụ ý rằng: “Tuy xa vời vợi nhưng gần ngay trước mắt” – thể hiện tham vọng vượt ngoài giới hạn Trái đất để vươn ra vụ trụ bao la rộng lớn kia.

Lấy cảm hứng từ các vị Thần – Thánh

Những vị thần thánh trong truyền thuyết đã ghi dấu đậm trong trí óc dân tộc Việt, gắn liền với những câu chuyện mang tính giáo dục, triết lý sâu sắc. Vậy đặt tên công ty theo vị thần, thánh là một cách để thể hiện tinh thần của doanh nghiệp đó, đây là cách đặt tên rất hay được các doanh nhân sử dụng rộng rãi, ví dụ:

Công ty cổ phần xây dựng cầu hầm Sơn Tinh;

Công ty TNHH kinh doanh thời trang Venus;

Công ty cổ phần tre Thánh Gióng.

=> Tham khảo quy định về Công ty cổ phần

V. Hướng dẫn tra tên công ty trên hệ thống doanh nghiệp Quốc Gia

Bước 1: Nhấp vào tra cứu tên công ty và click vào hình tra cứu theo hướng dẫn.

Bước 2: Nhập tên riêng công ty cần tra cứu vào ô tìm kiếm theo ví dụ hướng dẫn dưới đây

VD: Tra cứu tên là Công Ty Tnhh Phát Triển Thương Mại Tín Long

  • Nhập vào ô tìm kiếm phần tên riêng công ty: “Thương Mại Tín Long"

  • Đợi kết quả xem có bị trùng với tên công ty nào đã đăng ký trước giống hay không.

  • Nếu không có công ty nào giống tên thì tên công ty:" : Công Ty Tnhh Phát Triển Thương Mại Tín Long" này có thể đặt được

=> Tham khảo thủ tục đăng ký website với bộ công thương


(Tra cứu tên công ty)

VI. Lưu ý về việc sử dụng tên Công ty

  • Tên Công ty phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.

  • Trường hợp công ty có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của công ty được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của công ty tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.

  • Tên đầy đủ của công ty phải có trong nội dung con dấu và phải được công bố trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trước hoặc cùng thời điểm sử dụng

  • Nên đăng ký bảo hộ phần riêng của tên công ty để làm thương hiệu sản phẩm, để đảm bảo không bị bên khác làm giả, làm nhái sản phẩm. VD: Công ty TNHH thời trang OWEN (Chuẩn thiết kế từ OWEN để đăng ký bảo hộ)

Trên đây là toàn bộ kiến thức HGP Law cung cấp liên quan đến đặt tên công ty, hình thức đặt tên, các kiểm tra tên công ty, các bạn có thể tham khảo, lựa chọn cách đặt tên đúng quy định của pháp luật phù hợp với mong muốn của cá nhân, mục tiêu kinh doanh của mình. Hy vọng bài viết mang lại nhiều giá trị tới quý bạn đọc!

Khách hàng cần tư vấn Miễn Phí bình luận dưới bài viết, chuyên viên của HGP Law sẽ liên hệ tới quý khách hàng hoặc liên hệ qua Hotline 0973931600

Trân trọng./.

=> Tham khảo bài viết Công ty là gì?

=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm: 5/5 Dựa trên 1 Đánh giá

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600