google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI
Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến, chiếm khoảng 70% số các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. HGP Law với gần 10 năm kinh nghiệm tư vấn Thành lập công ty sẽ chia sẻ cho bạn hiểu toàn diện về những vẫn đề sau Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? có mấy loại hình công ty tnhh? Công ty trách nhiệm hữu hạn có những đặc điểm nào? Ưu và nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn là gì? Thủ tục thành lập công ty tnhh như thế nào?
=> Tham khảo bài viết Công ty là gì?
Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp 2020 là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty, bao gồm công ty tnhh một thành viên do 1 cá nhân làm chủ sở hữu và công ty tnhh hai thành viên trở lên do ít nhất 2 thành viên làm chủ sở hữu số lượng chủ sở hữu tối đa là 50 thành viên
=> Tham khảo bài viết quy định Doanh nghiệp là gì?
Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân. Do đó công ty có tài sản độc lập, có con dấu riêng, trụ sở riêng và có thể tự nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không bị lệ thuộc vào tư cách của chủ sở hữu.
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Đây là một ưu điểm lớn của công ty TNHH cũng giống như công ty cổ phần. Việc những thành viên góp vốn vào công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp, tách bạch tài sản cá nhân đảm bảo sự an toàn nhất định cho những người tham gia kinh doanh.
Công ty TNHH được huy động vốn thông qua hoạt động vay vốn, tín dụng từ các cá nhân, tổ chức. Công ty TNHH cũng có quyền phán hành trái phiếu vay
Cả công ty TNHH một thành viên lẫn công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phép phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH không được phép phát hành nhiều loại Chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử phát hành như công ty cổ phần.
Công ty TNHH được quyền có nhiều hơn 1 người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật đại diện thực hiện giao dịch với cơ quan nhà nước, với chủ sở hữu và chịu trách nhiệm trước công ty, chủ sở hữu
Công ty TNHH có thể có nhiều hơn 1 con dấu để dễ sử dụng và được quyền quyết định về nội dung, hình thức con dấu nhưng phải đảm bảo trên con dấu có ghi tên doanh nghiệp và mã số thuế
Công ty TNHH được quyền thành lập các công ty con hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật để mở rộng kinh doanh theo kế hoạch, mục tiêu của chủ sở hữu
=> Tham khảo đặc điểm Công ty cổ phần là gì?
=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH MTV là gì
Có số lượng từ 2 thành viên đến tối đa 50 thành viên tham gia thành lập, góp vốn và chịu trách nhiệm với toàn bộ số vốn đã góp
Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH 2TV hoạt động với 2 mô hình: Mô hình thứ nhất gồm Hội đồng thành viên (Bao gồm tất cả các thành viên công ty), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Mô hình thứ hai gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Thành viên công ty bị hạn chế quyền chuyển nhượng vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc cho người không phải thành viên công tyNếu công ty có 1 người đại diện theo pháp luật thì người đó phải là Chủ tịch HĐTV hoặc giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Nếu công ty có từ 2 người đại diện theo pháp luật thì
=> Tham khảo quy trình thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm
Để giúp bạn đọc hiểu rõ và hình dung được loại hoạt động của công ty tnhh so với các loại hình doanh nghiệp khác, HGP Law phân tích những ưu nhược điểm của công ty TNHH là gì, trên có sở đó khách hàng có thể lựa chon loại hình cho phù hợp với mục tiêu của mình và vận dụng hiệu quả mô hình này vào hoạt động kinh doanh
Thứ nhất trách nhiệm tài sản trong công ty TNHH như công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác công ty chỉ trong phạm vi tài sản, số vốn đã góp, các tài sản thành viên, chủ sở hữu sẽ không ảnh hưởng khi công ty giải thể, phá sản hay gặp rủi ro pháp lý khác. Do vậy, chủ sở hữu không bị rủi ro về tài sản riêng của mình so với loại hình công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.
Thứ 2 vấn đề chuyển nhượng vốn của công ty TNHH 2 thành viên trở lên được luật pháp quy định chặt chẽ nên số vốn của doanh nghiệp sẽ luôn được bảo toàn.
Thứ 3 Công ty TNHH 2 thành viên được phép thực hiện thủ tục phát hành trái phiếu vay để huy động vốn kinh doanh, Công ty TNHH 1TV không được phát hành trái phiếu
Thứ 4 Chủ sở hữu Công ty TNHH 1TV có quyền điều hành và quyết định toàn bộ vấn đề của công ty như cơ cấu tổ chức nhân sự; mục tiêu, định hướng kinh doanh; tài chính công ty, phân bổ lợi nhuận không trái quy định của pháp luật…
Công ty TNHH quy định số lượng thành viên bị hạn chế không vượt quá 50 người, hạn chế huy động vốn, trí tuệ của nhiều người
Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu nên dẫn đến khả năng huy động vốn bị hạn chế
Mức độ chịu trách nhiệm của loại hình doanh nghiệp này là hữu hạn nên sẽ bị ảnh hưởng về uy tín đối với khách hàng và các đối tác chiến lược.
Công ty TNHH hoạt động theo nguyên tắc đối nhân, do vậy các cá nhân kết hợp với nhau dự trên tinh thần quen biết nhau, dẫn đến cả nể ảnh hưởng trong nhiều quyết định của công ty
Cơ cấu tổ chức công ty TNHH đơn giản nên các chủ sở hữu không để ý xây dựng nguyên tắc hoạt động, quản trị do vậy khó phát triển và nhân rộng mô hình kinh doanh
=> Tham khảo bài viết ưu nhược điểm Công ty cổ phần là gì?
Về Cách đặt tên công ty sử dụng cấu trúc như sau: Cụm từ: Công ty + Loại hình: trách nhiệm hữu hạn (hoặc TNHH) + tên riêng của công ty (VD: Xây dựng Thịnh Phát)
Tên riêng của công ty phải đảm bảo đúng các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Để đặt tên đúng luật, đẹp, ý nghĩa cần lưu ý: Tên riêng nên để dễ đọc, rõ ràng, không gây nhầm lẫn với tên công ty hay tổ chức khác đã đăng ký. Tên riêng nên mang một ý nghĩa nhất định, dễ xây dựng, phát triển thương hiệu.
Vốn điều lệ là số vốn các chủ sở hữu đăng ký và cam kết sẽ góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc một thời hạn nhỏ hơn quy định trong điều lệ. Qúa thời hạn 90 ngày các chủ sở hữu không góp đủ vốn thì phải làm thủ tục chào bán cho thành viên khác hoặc giảm vốn điều lệ bằng số vốn đẵ góp
Vốn điều lệ phải góp bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng=> Click tham khảo bài viết Vốn điều lệ
Theo Luật mới các doanh nghiệp được tự do đăng ký ngành nghề và kinh doanh mà pháp luật không cấp. Tuy nhiên khi đãng ký mã ngành nghề kinh doanh lưu ý về ngành nghề kinh doanh bị cấm kinh doanh và ngành nghề có điều kiện.
Đối với ngành nghề bị cấp kinh doanh thì doanh nghiệp không được đăng ký kinh doanh, chỉ có doanh nghiệp đặc thù mới có thể đăng ký kinh doanh (VD: Kinh doanh thuốc nổ chỉ doanh nghiệp quốc phòng mới được đăng ký). Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi thành lập có thể chưa cần đáp ứng điều kiện ngay, nhưng khi đi vào hoạt động mới cần phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh
=> Tham khảo bài viết về Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
=> Tham khảo thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm
=> Tham khảo bài viết chi tiết dịch vụ thành lập công ty
=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH; Thành lập công ty cổ phần
=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?