google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Hướng dẫn thành lập công ty

Hướng dẫn thành lập công ty

Thành lập công ty là nhu cầu thiết yếu của mỗi chủ thể khi muốn triển khai hoạt động kinh doanh. Nhưng không phải ai cũng biết và nắm rõ quy định pháp luật về việc thực hiện thủ tục này. HGP Law giới thiệu bài viết “Hướng dẫn thành lập công ty” để gửi tới các bạn những thông tin hữu ích.

=> Tham khảo bài viết Công ty là gì?

I. Hướng dẫn lựa chọn loại hình công ty

Việc lựa chọn loại hình công ty có ý nghĩa quan trọng. Bởi mỗi loại hình công ty có những đặc trưng pháp lý, ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào số lượng thành viên góp vốn, quy mô kế hoạch kinh doanh, mục đích quản lý công ty… để lựa chọn loại hình cho phù hợp.

Ví dụ: ba người bạn thân muốn cùng nhau góp vốn để phát triển kế hoạch kinh doanh. Trường hợp này có thể thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Nhưng họ muốn quản lý chặt chẽ sự chuyển nhượng vốn trong công ty, không muốn có nhiều thành viên lạ tham gia vào quá trình điều hành công ty. Như vậy, loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên là phù hợp.

=> Tham khảo quy định đăng ký kinh doanh qua mạng

II. Hướng dẫn điều kiện thành lập công ty

Để thành lập công ty cần phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Những điều kiện cơ bản mà các công ty cần phải đáp ứng như sau:

1. Điều kiện về tên công ty

Tên công ty là yếu tố để nhận diện công ty này với công ty khác. Ngoài ra, theo quan điểm của văn hóa phương Đông, cái tên còn mang ý nghĩa quyết định đến sự phát triển thịnh vượng của một công ty. Do vậy, khi đặt tên cho công ty, các chủ thể thường nghiên cứu rất kĩ và phải chọn một cái tên đẹp, hợp với vận mệnh của mình. Ví dụ công ty tên “Cát Tường” thì mang ý nghĩa tốt lành và may mắn; tên “Thành Đạt” mang ý nghĩa thành công…

Còn về mặt pháp lý, khi đặt tên công ty phải đảm bảo tên đó không bị trùng, không dễ gây nhầm lẫn với tên công ty đã đăng ký trước đó. Tên công ty phải đặt theo cấu trúc: Công ty + loại hình công ty + tên riêng

=> Tham khảo quy định về đặt tên công ty

2. Điều kiện về địa chỉ trụ sở công ty

Trụ sở công ty là nơi công ty đặt văn phòng làm việc và tiến hành hoạt động kinh doanh tại đó. Do vậy, trụ sở công ty phải đảm bảo là nơi công ty được quyền sử dụng hoặc có quyền sở hữu. Ngoài ra, điều kiện về trụ sở công ty phải đảm bảo một số nội dung sau:
  • Địa chỉ trụ sở công ty phải rõ ràng đến số nhà, ngách, ngõ, hẻm, đường phố hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Địa chỉ công ty không nằm trong diện tranh chấp quyền sở hữu, quyền sử dụng tại đó;
  • Trụ sở công ty không đặt tại chung cư, khu tập thể có chức năng để ở. Nếu trụ sở công ty đặt tại các khu chung cư thì phải có giấy tờ chứng minh khu chung cư đó có cả chức năng kinhd doanh;
  • Lưu ý những công ty kinh doanh một số ngành nghề đặc thù thì phải tìm hiểu kĩ quy định về điều kiện đặt trụ sở tại luật chuyên ngành. Ví dụ: kinh doanh dịch vụ internet thì không được đặt trụ sở gần trường học. Nếu đặt phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu 100m; đối với đại lý internet công cộng, có cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến thì phải cách trường học mẫu giáo, trung học phổ thông trên 200m
=> Tham khảo quy định về trụ sở công ty

3. Điều kiện về vốn điều lệ công ty

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập (là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã đăng ký mua khi  thành lập công ty cổ phần). Không có quy định về mức vốn tối thiểu hay tối đa về vốn điều lệ công ty. Tuy nhiên, khi kinh doanh những ngành nghề đặc thù công ty phải đáp ứng mức vốn pháp định mới được thành lập. Ví dụ như: kinh doanh bất động sản phải có mức vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng; hoạt động vận tải viễn dương phải có mức vốn tối thiểu 5 tỷ đồng…

=> Tham khảo quy định về vốn điều lệ công ty

4. Điều kiện về thành viên thành lập công ty và đại diện pháp luật

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam điều này được quy định cụ thể tại Luật doanh nghiệp 2020. Đại diện pháp luật công ty là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Đại diện pháp luật công ty có thể là người tham gia góp vốn, mua cổ phần hoặc là người được thuê (có ký hợp đồng lao động, có quyết định bổ nhiệm) để giữ chức danh đại diện pháp luật công ty.

=> Tham khảo dịch vụ thành lập công ty giá rẻ

5. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh của công ty

công ty được phép kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên, nếu kinh doanh những ngành có điều kiện thì phải đáp ứng điều kiện trước khi hoạt động.

=> Tham khảo quy định vê mã ngành nghề kinh doanh

6. Một số điều kiện khác

Hãy liên hệ HGP Law qua hotline để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ

III. Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty

1. Hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ thành lập công ty là những giấy tờ phải soạn thảo và chuẩn bị để nộp cơ quan đăng ký kinh doanh.  Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty là một trong những bước quan trọng, quyết định việc có được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay không.

Có nhiều loại hình công ty, mỗi loại hình công ty sẽ yêu cầu những giấy tờ khác nhau. Nếu không có kinh nghiệm soạn thảo hồ sơ thì hồ sơ khi nộp sẽ phải sửa đổi và hoàn thiện lại nhiều nội dung theo quy định của pháp luật.

Về cơ bản, hồ sơ thành lập công ty bao gồm những giấy tờ sau:
  • Điều lệ công ty (đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật);
  • Giấy đề nghị thành lập công ty (theo mẫu quy định);
  • Danh sách thành viên/ danh sách cổ đông sáng lập (nếu thành lập công ty TNHH 2TV hoặc công ty cổ phần);
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của đại diện pháp luật/ chủ sở hữu/ thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập;
Trong trường hợp, nếu thành lập công ty có tổ chức góp vốn thì hồ sơ cần chuẩn bị thêm những giấy tờ sau:
  • Danh sách đại diện theo ủy quyền;
  • Văn bản ủy quyền để đại diện quản lý phần vốn góp;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Quyết định thành lập hoặc giấy tờ tương đương chứng minh tư cách pháp lý;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện quản lý phần vốn góp.

=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH;  Thành lập công ty cổ phần

2. Cơ quan tiếp nhận và thời gian xử lý hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ thành lập công ty được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh

Khi nộp hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ về nội dung và hình thức thì sẽ được hướng dẫn sửa đổi, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Thời gian xử lý theo quy định là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ phải sửa đổi thì thời gian sẽ tính lại từ ngày nộp hồ sơ bổ sung.

Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối việc thành lập công ty thì sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do để người nộp hồ sơ được biết.

=> Tham khảo giá dịch vụ kế toán trọn gói

3. Những việc phải làm sau khi thành lập công ty

Thành lập công ty xong có những nội dung công việc quan trọng mà công ty phải thực hiện ngay nếu không muốn bị phạt. Cụ thể như sau:
  • Công ty phải thực hiện thông báo sử dụng mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Công ty mua chữ ký số, nộp tờ khai lệ phí môn bài trong thời hạn quy định;
  • Công ty mở tài khoản ngân hàng, nộp tiền vào tài khoản để nộp lệ phí môn bài cho công ty;
  • Công ty chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, xin cấp giấy phép con nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện;
  • Thông báo phát hành hóa đơn để sử dụng hóa đơn theo đúng quy định.
=> Tham khảo quy định những việc phải làm sau khi thành lập công ty

IV. Dịch vụ thành lập công ty

Thành lập công ty và vận hành hoạt động công ty luôn tiềm ẩn những rủi ro pháp lý mà không phải ai cũng có thể biết được. Đặc biệt, nếu chủ công ty không phải là những người đã từng được đào tạo bài bản về pháp luật doanh nghiệp thì việc này lại càng khó hơn. Chính vì vậy, mỗi công ty nên có các đơn vị hỗ trợ pháp lý ngay từ ban đầu. Trên thực tế có rất nhiều đơn vị cung cấp: Dịch vụ thành lập công ty. Tuy nhiên để lựa chọn được đơn vị uy tín, cung cấp dịch vụ chất lượng, chuyên nghiệp với chi phí hợp lý lại là vấn đề không hề dễ.

Với mục tiêu cung cấp dịch vụ tối ưu nhất dành cho các công ty khi thành lập, chúng tôi hỗ trợ các công ty từ thủ tục thành lập cho đến khi hoàn thiện các thủ tục thuế sau khi thành lập để tránh việc công ty bị phạt. Nội dung gói dịch vụ cụ thể như sau: 

=> Tham khảo thủ tục đăng ký website với bộ công thương

1. Chúng tôi sẽ làm:

  • Tư vấn miễn phí về các điều kiện, thủ tục thành lập công ty;
  • Tư vấn miễn phí về cơ cấu tổ chức công ty; quyền và nghĩa vụ của các chức danh quản lý trong công ty;
  • Tư vấn miễn phí những nội dung liên quan đến sử dụng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động;
  • Tư vấn miễn phí và hỗ trợ những nội dung cần thiết để xin giấy phép con hoạt động ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty;
  • Nhận ủy quyền của khách hàng để đi nộp hồ sơ và trực tiếp nhận kết quả, bàn giao đúng thời hạn đã cam kết;
  • Đăng công bố điện tử về việc thành lập công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Miễn phí khắc dấu pháp nhân và dấu chức danh cho người đại diện theo pháp luật trong công ty.
  • Tư vấn miễn phí các vấn đề thuế - kế toán đối với công ty mới thành lập;
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ để hoàn thiện thủ tục thuế sau khi thành lập công ty;
  • Hỗ trợ thủ tục mở tài khoản ngân hàng và Nộp thông báo mở tài khoản ngân hàng;
  • Cung cấp dịch vụ chữ ký số và hỗ trợ nộp lệ phí môn bài qua mạng điện tử;
  • Cung cấp dịch vụ đặt in hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử;
  • Miễn phí cung cấp giấy tờ, biểu mẫu có liên quan tới thuế, kế toán nếu khách hàng có yêu cầu; 
=> Tham khảo quy định chữ ký số là gì

2. Sự khác biệt dịch vụ thành lập công ty tại HGP Law

  1. HGP Law thành lập với đội ngũ nhân viên, luật sư, các tập sự hành nghề luật sư có chuyên môn cao, nhiều năm trong lĩnh vực đầu tư doanh nghiệp. Ngoài ra còn có kinh nghiệm đối với các thủ tục pháp lý khác liên quan đến các lĩnh vực kế toán, lao động, tiền lương, hợp đồng, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mã số mã vạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, tư vấn pháp lý nội bộ doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.
  2. Tư vấn chi tiết, xác lập những phương án lựa chọn, hạn chế rủi ro cho khách hàng.
  3. Nhân viên nhiệt tình, thân thiện, hỗ trợ kịp thời và giải đáp những vấn đề có tính chuyên môn cao trong vướng mắc của khách hàng.
  4. Tự hào cung cấp dịch vụ khắp các địa bàn trên cả nước.
  5. HGP Law còn cung cấp dịch vụ tư vấn thường xuyên khi khách hàng ký hợp đồng tư vấn.
=> Tham khảo kỹ năng quản trị doanh nghiệp

3. HGP LAW cam kết

  1. Cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
  2. Đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc khi thực hiện thủ tục
  3. Đảm bảo phù hợp về giá cả cung cấp dịch vụ cho khách hàng với mọi thành phần trong xã hội.
  4. Sẵn sàng hỗ trợ khách hàng nếu khách hàng có yêu cầu trong phạm vi liên quan đến dịch vụ và trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ;
  5. Cung cấp mọi văn bản pháp luật và biểu mẫu có liên quan nếu khách hàng có yêu cầu.
Trân Trọng!

=> Tham khảo quy định về khởi nghiệp kinh doanh

=> Tham khảo quy định Doanh nhân là gì?

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm: 5/5 Dựa trên 6 Đánh giá

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600