google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Điều kiện thành lập công ty tại Hà Nội

Điều kiện thành lập công ty tại Hà Nội

Thủ đô Hà Nội với vị trí địa lý thuận lợi, là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước là nơi thích hợp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển. Với nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ và tạo điều kiện từ phía các cơ quan nhà góp phần thu hút đầu tư trên địa bàn thành phố. Để phát triển kinh doanh ổn định và đúng quy định của pháp luật các startup nên thành lập công ty để hoạt động kinh doanh. Điều kiện thành lập công ty tại Hà Nội là gì? Thủ tục thành lập như thế nào? Cần làm sao để kinh doanh đúng pháp luật? Hãy đọc hết bài viết để tìm được câu trả lời và mở rộng thêm vốn kiến thức cho bạn.

=> Tham khảo thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Hà nội

I. Điều kiện thành lập công ty tại Hà Nội

Trước tiên cần tìm hiểu xem các điều kiện để có thể thành lập công ty tại Hà Nội để biết xem mình có đủ điều kiện hay không.

1. Điều kiện đối với chủ thể thành lập công ty

Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đều có quyền thành lập công ty trừ những trường hợp không được thành lập doanh nghiệp ( theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp, ví dụ như: cá nhân không phải là cán bộ công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự,…)

Đối với công ty TNHH một thành viên, đây là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).

Đối với công ty TNHH hai thành viên, phải đảm bảo có ít nhất hai thành viên trở lên và không quá 50 thành viên.

Đối với công ty cổ phần, phải đảm bảo có ít nhất ba cổ đông trở lên và không hạn chế số lượng tối đa.

=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?

2. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Công ty có quyền kinh doanh những mã ngành nghề kinh doanh pháp luật không cấm. Nhưng tại thời điểm thành lập công ty tại Hà Nội doanh nghiệp cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện đó.

Ví dụ: công ty kinh doanh ngành nghề vận tải hàng hóa hoặc vận tại hành khách thì phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận thì mới đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh ngành nghề đó.

Chú ý: Một điều khách hàng cần chú ý khi thành lập Công ty tại Hà Nội đó là một số ngành nghề kinh doanh theo quan điểm của chuyên viên yêu cầu phải ghi chi tiết mới được chấp thuận chứ không phải chỉ mã hóa theo hệ thống ngành nghề cấp 4 là được.

Ví dụ: Mã ngành 4610 về Đại lý hàng hóa, môi giới hàng hóa, đấu giá hàng hóa” Cần phải ghi “Không bao gồm đại lý chứng khoán, đại lý bảo hiểm, Không bao gồm môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm, môi giới tài chính, môi giới bất động sản” và ghi  “Chi tiết: Đại lý, môi giới hàng hóa” vào ngành nghề đó.

=> Tham khảo cách mã ngành nghề kinh doanh

3. Điều kiện về tên doanh nghiệp

Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký.

Doanh nghiệp lưu ý, trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

=> Tham khảo quy định về đặt tên công ty

4. Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp khi thành lập

Khách hàng khi thành lập Công ty tìm đến HGP LAW để tư vấn thường gặp vướng mắc về vấn đề trụ sở công ty nên đặt ở đâu. Trên thực tế không phải nơi nào cũng có thể đặt làm trụ sở vì còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của nơi đó mà pháp luật có cho phép đặt làm trụ sở công ty hay không . Cụ thể chúng tôi xin đưa ra những quy định về trụ sở Công ty như sau:

Thứ nhất, trụ sở công ty không phải là nhà chung cư, tập thể.

Thứ hai, trụ sở phải là Nhà đất, văn phòng có chủ sở hữu hợp pháp ( có hợp đồng thuê, mượn trụ sở nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp có công chứng hoặc bản sao Giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà, đất nơi đặt trụ sở doanh nghiệp;). Hợp đồng thuê nhà đất, văn phòng có công chứng, chứng thực.

Chú ý: Đối với những trung tâm thương mại, tòa nhà cao tầng có tích hợp cả văn phòng và nhà ở thì phải chứng minh được Tòa nhà đó mục đích kinh doanh thương mại mới được đặt làm trụ sở Công ty.

=> Tham khảo quy định về trụ sở công ty

5. Điều kiện về vốn điều lệ

Pháp luật không quy định vốn điều lệ công ty tối đa hoặc tối thiểu đối với công ty thành lập. Tuy nhiên, các bạn nên lựa chọn vốn điều lệ cho công ty phù hợp với mô hình kinh doanh của mình.

Đối với một số ngành nghề pháp luật quy định vốn pháp định thì phải đáp ứng mức vốn tối thiểu này để thành lập doanh nghiệp. Ví dụ: Đối với ngành kinh doanh bất động sản, pháp luật yêu cầu vốn tối thiểu phải từ 20 tỷ đồng trở lên.

Phải thực hiện góp đủ số vốn đã đăng ký với cơ quan nhà nước sau khi thành lập doanh  nghiệp trong thời hạn pháp luật quy định (90 ngày từ ngày nộp hồ sơ).

=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH;  Thành lập công ty cổ phần

II. Hồ sơ thành lập công ty tại Hà Nội

1. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần tại Hà Nội

Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, pháp luật quy định về thành phần hồ sơ nộp khi thành lập là khác nhau. Để giải đáp thắc mắc mở công ty cần những gì? thành lập doanh nghiệp cần những gì? làm giấy phép kinh doanh cần những gì? và để quý khách hàng tiện theo dõi, chúng tôi cung cấp thành phần hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau:

Hướng dẫn thành lập công ty cổ phần, cách thành lập công ty cổ phần

Khái niệm công ty cổ phần là gì? được quy định tại Điều 110 Luật doanh nghiệp, theo đó công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
  • Vốn điều lệ công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không có quy định hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết/đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông công ty có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một sốtrường hợp quy định tại  Luật doanh nghiệp năm 2020.
  • Kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký kinh doanh công ty cổ phần có tư cách pháp nhân. Các công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có nhiều ưu điểm hơn nên công ty cổ phần được được nhiều người lựa chọn khi thành lập công ty mới.
Thành lập công ty cổ phần cần chuẩn bị những gì? Theo quy định thì hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:
  • Đơn đăng ký kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật/người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp cổ đông sáng lập là tổ chức) (Xem mẫu điều lệ công ty cổ phần mới nhất);
  • Danh sách cổ đông sáng lập của công ty và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với trường hợp cổ đông nước ngoài là tổ chức (nếu có);
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu quy định tại Phụ lục I-7 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
- Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục I-8 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông là tổ chức nước ngoài) theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
  • Bản sao hợp lệ:
- Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Nghị định số 47/2021/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
- Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Nghị định số 47/2021/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức (tham khảo mẫu quyết định thành lập công ty cổ phần tại đây);
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập/tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài/tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại luật doanh nghiệp công ty cổ phần năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trên đây là một bộ hồ sơ thành lập công ty cổ phần tại Hà Nội đầy đủ, nếu quý khách hàng quan tâm và muốn được hướng dẫn chi tiết hơn về thủ tục đăng ký kinh doanh công ty cổ phần hoặc muốn tham khảo mẫu hồ sơ thành lập công ty cổ phần, mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần hoặc muốn được tư vấn thành lập công ty cổ phần trực tiếp thì vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

Xem thêm: Thành lập công ty cổ phần

2. Hồ sơ thành lập công ty tnhh một thành viên tại Hà Nội

Cty tnhh nột thành viên là gì? thế nào là công ty trách nhiệm hữu hạn? Tại Điều 73 Luật doanh nghiệp có quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:

  • Công ty TNHH một thành viên là công ty do một tổ chức/một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV không được quyền phát hành cổ phần.
Hồ sơ thành lập công ty tnhh một thành viên bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT (tải mẫu đăng ký kinh doanh mới nhất);
  • Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp) (tham khảo mẫu điều lệ công ty tnhh bằng tiếng anh, mẫu điều lệ công ty tnhh mới nhất tại đây);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Nghị định số 47/2021/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền nếu công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Trường hợp công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên, hồ sơ gồm Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại nghị định 47/2021/NĐ-CP của từng đại diện theo ủy quyền.
  • Danh sách (những) người đại diện theo ủy quyền (theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Bản sao hợp lệ:

- Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Nghị định số 47/2021/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;

- Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu khác tương đương của chủ sở hữu công ty trong trường hợp chủ sở hữu của công ty là tổ chức kinh tế;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài/tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2020 và các văn bản/thông tư hướng dẫn luật doanh nghiệp 2020.

- Văn bản ủy quyền hợp pháp của chủ sở hữu cho người được ủy quyền trong trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (tham khảo mẫu giấy chứng nhận làm việc tại công ty);

Trên đây là hồ sơ thành lập công ty tnhh một thành viên, nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến thủ tục thành lập công ty tnhh một thành viên, điều kiện thành lập công ty tnhh một thành viên hoặc muốn được tư vấn thành lập công ty tnhh 1 thành viên trực tiếp, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Hướng dẫn Thành lập công ty TNHH một thành viên

3. Hồ sơ thành lập công ty tnhh hai thành viên trở lên tại Hà Nội

Công ty tnhh hai thành viên trở lên được hiểu là gì? Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
  • Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
  • Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020; Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành các loại cổ phần.

Luật doanh nghiệp năm đã có những quy định về hồ sơ đăng ký thành lập công ty tnhh, thủ tục thành lập công ty tnhh 2 thành viên. Vậy thành lập công ty tnhh cần những gì? thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên cần những gì?

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty tnhh hai thành viên trở lên gồm

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Điều lệ cty tnhh (có họ, tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức);
  • Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT (tham khảo mẫu sổ đăng ký thành viên tại đây).
  • Bản sao hợp lệ:

- Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Nghị định số 47/2021/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

- Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Nghị định số 47/2021/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập/tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài/tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đó là thành phần hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty tnhh hai thành viên trở lên, bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty tnhh vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ.

Xem thêm: Thành lập công ty TNHH

4. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Hà Nội

Điều 183 Luật doanh nghiệp tư nhân có quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau:
  • Doanh nghiệp tư nhân (DNTT) là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Các doanh nghiệp tư nhân không được quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 01 (một) doanh nghiệp tư nhân. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên của công ty hợp danh.
  • DNTN không được quyền góp vốn thành lập/mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân, mở doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT, Giấy đề nghị cần ghi rõ vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Nghị định số 47/2021/NĐ-CP của chủ doanh nghiệp tư nhân (Lưu ý chủ doanh nghiệp tư nhân và giám đốc doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc là cùng một người).
Lệ phí khi thực hiện thủ tục thành lập công ty tư nhân:
  • Đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh: 100.000 đồng (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).
  • Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử (Thông tư số 130/2017/TT-BTC).

=> Tham khảo thông tin về khu công nghiệp Quang Minh

III. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Hà Nội

Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Hà Nội

Hồ sơ từng loại hình công ty đã chuẩn bị đầy đủ như hướng dẫn ở trên, các bạn thực hiện các bước nộp hồ sơ như sau:

Đối với hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Hà Nội, các tổ chức, cá nhân bắt buộc phải nộp online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 1: các bạn truy cập vào trang web dangkykinhdoanh.gov.vn và tiến hành tạo tài khoản đăng ký và sẽ được cấp một tài khoản để tiến hành nộp các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: sau khi đã được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh, các bạn tiến hành nhập liệu hồ sơ trên hệ thống, đồng thời SCAN hồ sơ bản giấy và đính kèm lên hệ thống mình vừa nhập liệu.

Nhập liệu đầy đủ, các bạn ấn nộp hồ sơ. Khi đó sẽ hoàn thiện việc nộp hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử và nhận được Giấy biên nhận của hồ sơ.

Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa phải xong hết toàn bộ các bước để có được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hãy xem tiếp bước tiếp theo.

Bước 3: khi đã nộp xong hồ sơ, các bạn sẽ phải chờ và theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ của mình. Trong vòng 03 ngày làm việc, chuyên viên sẽ gửi thông báo tình hình hồ sơ đã hợp lệ hoặc Sửa đổi bổ sung đến tài khoản nộp hồ sơ hoặc gửi qua Email của các bạn. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bạn sẽ phải in Thông báo hợp lệ và Giấy biên nhận kèm vào hồ sơ đã SCAN lúc đầu và lên trực tiếp nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội.

Lưu ý: các bạn SCAN những giấy tờ nào phải nộp đúng nguyên bản giấy đó thì hồ sơ mới được chấp thuận. Tuyệt đối không được SCAN một bộ mà khi nộp bản giấy lại là một bộ khác. Như vậy sẽ bị từ chối hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thành lập bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ đã SCAN gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bản giấy thì được coi đây là hành vi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP.

Bước 4: nhận kết quả, sau khi đã nộp xong bản giấy vào thì ngày hôm sau các bạn sẽ mang theo Giấy biên nhận lên để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đó mới là bước cuối cùng của thủ tục đăng ký thành lập công ty tại Hà Nội.

Trên đây là toàn bộ trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty tại Hà Nội. Để được tư vấn kỹ hơn hay liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn Miễn phí.

=>  Tham khảo đơn vị cho thuê văn phòng tại Hà Nội uy tín, giá rẻ

IV. Lưu ý khi thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội

Thứ nhất: Đối với từng hồ sơ thành lập các loại hình doanh nghiệp cụ thể, khách hàng cần chuẩn bị bản sao y công chứng CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của các thành viên ( đối với loại hình công ty TNHH), các cổ đông (đối với loại hình công ty cổ phần),…. Bản sao y công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu chưa quá 06 (sáu) tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 (mười lăm) năm.

Thứ hai: Khi soạn hồ sơ xin giấy phép kinh doanh, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì phải cập nhật đầy đủ thông tin địa chỉ thường trú và địa chỉ hiện tại của người đại diện pháp luật, các thành viên/cổ đông công ty đủ 4 cấp: số nhà, tên đường, hay thôn, xóm; Xã, phường, thị trấn; Quận, huyện, thị xã; Tỉnh, thành phố.

Thứ ba: Một số trường hợp Sở Kế hoạch và đầu tư ra thông báo bổ sung, điều chỉnh hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp vì lý do như: Tên doanh nghiệp bị trùng, gây nhầm lẫn, địa chỉ không có thực hay địa chỉ không được đăng ký, điều chỉnh lại chi tiết ngành nghề,…….khi đó cần chỉnh sửa hồ sơ theo các nội dung thông báo đúng quy định về đăng ký kinh doanh thì mới nộp lại hồ sơ.

=> Tham khảo thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Nội

V. Sự khác biệt của Luật HGP

Là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, HGP LAW đã và đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Điểm khác biệt cho đến giờ phút này chúng tôi tự hào so với các đơn vị Luật khác khi đến với HGP LAW để tư vấn dịch thành lập công ty đó là :

  • HGP LAW có kinh nghiệm tư vấn thành lập doanh nghiệp cho hơn 1000 cá nhân, tổ chức, gặp không ít tình huống khó phát sinh trong quá trình nộp và xử lý hồ sơ thành lập mới công ty nên có nhiều phương pháp giải quyết tình huống một cách tốt nhất, luôn luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu dù trong mọi tình huống phát sinh.
  • Khi đến với chúng tôi, khách hàng sẽ được luật sự với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và các luật sư tập sự tư vấn hết mình và giải đáp các thắc của khách hàng, tư vấn lựa chọn loại loại hình doanh nghiệp, tên, vốn, ngành nghề kinh doanh ….theo đúng quy định của pháp luật và theo đúng yêu cầu của chuyên viên Phòng Đăng ký kinh doanh với những vấn đề thuộc về quan điểm cá nhân.
  • Đội ngũ nhân viên trình độ cao, vững kiến thức pháp lý, nhiệt tình, tận tâm hỗ trợ khách hàng, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên đầu với dịch vụ pháp lý mà đơn vị mình cung cấp.
  • Tự hào cung cấp dịch vụ khắp các địa bàn trên cả nước
  • Chi phí hợp lý nhất, phù hợp với khả năng của khách hàng.

=> Tham khảo tốp công tu in biển quảng cáo tại Hà Nội

VI. Cam kết của Luật HGP

Là một đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp, đưa đến tay hàng nghìn cá nhân, tổ chức Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và nhận được sự phản hồ hài lòng về dịch vụ của mình từ hàng nghìn khách hàng HGP LAW cam kết:

  • Sẵn sàng hỗ trợ khách hàng nếu khách hàng có yêu cầu trong phạm vi liên quan đến dịch vụ;
  • Bàn giao đầy đủ hồ sơ nội bộ cho việc đăng kí thành lập Công ty
  • Cung cấp mọi VBPL và biểu mẫu có liên quan nếu khách hàng có yêu cầu.
  • Tận tâm, nhiệt tình hết mình, trách nghiệm với công việc
  • Cung cấp dịch vụ uy tín và tiết kiệm chi phí nhất
  • Giải quyết các thắc mắc và hỗ trợ hết mình đến khi khách hàng hài lòng thì thôi.
  • Tư vấn qua điện thoại các thủ tục phát sinh sau thành lập (Thuế, chữ kí số, thông báo tài khoản ngân hàng)

=> Tham khảo thủ tục thành lập chi nhánh tại Hà Nội

=> Tham khảo thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài tại Hà Nội

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm: 5/5 Dựa trên 1 Đánh giá

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600