google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI
Vốn điều lệ là một trong những nội dung bắt buộc phải kê khai khi đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước. Rất nhiều câu hỏi đặt ra xum quanh vấn đề này, vậy mức vốn tiểu thiểu phải đăng ký là bao nhiêu? Nên để vốn điều lệ cao hay thấp thì có lợi cho công ty? Có cần chứng minh vốn điều lệ khi đăng ký thành lập công ty không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vấn đề trên, giới thiệu đến quý bạn đọc một cách khái quát về các vấn đề pháp lý quy định về vốn điều lệ công ty!
=> Tham khảo quy định vê mã ngành nghề kinh doanh
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với CTCP.
=> Tham khảo quy trình thủ tục thành lập công ty
Là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tức là khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh một ngành nghề mà nằm trong danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp cần có đủ số vốn ban đầu theo quy định từng ngành nghề.
Ví dụ: Kinh doanh bất động sản phải có đủ vốn 20 tỷ thì mới đăng ký được. Nếu bạn có 10 tỷ hoặc ít hơn 20 tỷ thì sẽ không đăng ký được ngành này.
Như vậy về bản chất khái niệm vốn điều lệ và vốn pháp định là giống nhau, đều thể hiện tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp. Chuyên viên, các nhà làm luật, doanh nghiệp sẽ thường dùng cụm từ “vốn pháp định” đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện (đáp ứng điều kiện về vốn).
=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?
Đối với Công ty cổ phần và Công ty TNHH, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định thời hạn thanh toán đủ và đúng loại tài sản cam kết góp cho công ty là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể:
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký” (Khoản 3 Điều 28)
(Chi tiết xem thêm tại Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP về vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp)
Như vậy, để đảm bảo việc kinh doanh cũng như thành lập công ty được suôn sẻ, thuận lợi, công ty cần chú ý đến thời hạn góp vốn đăng ký kinh doanh để tránh việc gián đoạn, xử phạt hành chính không đáng có.
=> Tham khảo bài viết Công ty là gì?
Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì:
Các quyền trên cần được định giá hoặc thỏa thuận với các thành viên về giá trị tài sản đó, sau đó quy đổi giá trị ra tiền Việt Nam đồng (VNĐ) và được ghi vào biên bản góp vốn tài sản của công ty.
VD 1: A góp vốn với B và C bằng thương hiệu “Phở Thìn” để xây dựng chuỗi của hàng, B và C sẽ góp tiền mặt vậy cả A, B, C sẽ họp lại và định giá thương hiệu trên dự trên yếu tố doanh thu, chi phí và lợi nhuận để xác định giá trị làm căn cứ góp vốn.
VD 2: X có 30ha đất nuôi trồng từ ông bà để lại muốn góp vốn với Y, Z để tiếp tục đầu tư nuôi tôm xuất khẩu, nhưng các bên không tự xác định được giá trị nên đã đề nghị Công ty Thẩm định giá Việt Nam tiến hành định giá để xác định giá của 30ha tôm làm căn cứ xác định số vốn, tỷ lệ vốn của X trong dự án nuôi nộp xuất khẩu; Y,Z góp tiền mặt.
=> Tham khảo quy định về Công ty hợp danh
(Tài sản góp vốn trong điều lệ công ty)
Giải đáp: Căn cứ theo quy định pháp luật doanh nghiệp về hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp thì vốn điều lệ không cần phải chứng minh khi thành lập công ty. Nhưng khi thành lập công ty bạn phải xác định số vốn điều lệ dự kiến đăng ký, tỷ lệ vốn góp của từng thành viên/cổ đông.
Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp sau thời hạn 90 ngày, các thành viên không góp đủ số vốn đã đăng ký nhưng không làm thủ tục giảm vốn điều lệ đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Các doanh nghiệp này vẫn tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường, họ chỉ cần đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và quản lý chặt chẽ việc kinh doanh trong khả năng kiểm soát của doanh nghiệp.
=> Tham khảo quy định về Công ty TNHH 1 thành viên
Giải đáp: Không có cơ quan nào kiểm tra về vốn điều lệ của công ty có thực hay không. Việc đăng ký vốn điều lệ và chịu trách nhiệm với số vốn đã đăng ký là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh đúng quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi số vốn điều lệ đã đăng ký khi xảy ra các vấn đề liên quan đến giải thể, phá sản thì cần đảm bảo nghĩa vụ thanh toán với người lao động, đối tác, chủ nợ..
Giải đáp: Trên thực tế khi luật không quy định doanh nghiệp phải có bao nhiêu vốn tối thiểu và tối đa trừ doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định. Vậy nên để vốn điều lệ cao hay thấp là câu hỏi mà doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ! Vì với số vốn điều lệ quá thấp thì các chủ doanh nghiệp không thể nào thể hiện được tiềm lực tài chính cũng như quy mô của công ty mình cho đối tác thấy, dẫn đến thiếu sự tin tưởng trong hợp tác kinh doanh, thậm chí không tìm được đối tác cho mình. Hơn nữa khi doanh nghiệp huy động vốn từ ngân hàng thì số vốn điều lệ quá thấp khiến ngân hàng không tin tưởng cho vay số tiền quá lớn so với vốn điều lệ công ty. Còn nếu doanh nghiệp đăng kí kinh doanh với mức vốn điều lệ cao, tạo dựng “niềm tin” với ngân hàng, dễ dàng hơn trong vấn đề huy động vốn đồng thời thể hiện tiềm lực phát triển ban đầu đối với khách hàng, các đối tác.
Tuy nhiên, việc lựa chọn mức vốn điều lệ cũng phụ thuộc vào nhu cầu tài chính ban đầu cho: chi phí đầu tư cơ sở vật chất; chi phí hàng hóa; lao động; chi phí makerting, bán hàng; vốn lưu động và các chi phí khác,… Phụ thuộc vào mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp: có tham gia đấu thầu hay không, có làm việc với những đối tác lớn hay không, có làm các dự án nước ngoài, những mục tiêu cần nguồn vốn điều lệ lớn? Dựa vào những mục đích và mong muốn của doanh nghiệp đưa ra mức vốn điều lệ đăng ký phù hợp nhất.
=> Tham khảo quy định về Công ty cổ phần
Giải đáp: Vốn điều lệ được phép sử dụng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp cần thiết lập quỹ dự phòng rủi ro nhằm đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đồng thời bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp khi xảy ra các vấn đề phát sinh ngoài mong muốn.
Góp vốn điều lệ bằng tiền mặt hay bắt buộc phải chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng đang là thắc mắc của rất nhiều cá nhân khi góp vốn kinh doanh vào công ty.
HGP Law xin giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc như sau:
Theo Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp:
"Các doanh nghiệp không được phép sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành) để thanh toán khi thực hiện giao dịch góp vốn vào doanh nghiệp khác. Khi thực hiện giao dịch góp vốn, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau: Thanh toán bằng Séc; Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền; Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn vào doanh nghiệp khác bằng tài sản theo quy định của pháp luật"
Theo quy định tại Điều 3, Thông tư 09/2015/TT-BTC thì chỉ quy định việc góp vốn kinh doanh từ một doanh nghiệp (pháp nhân) vào một doanh nghiệp khác không được phép dùng tiền mặt và không đề cập đến cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp bắt buộc dùng tiền mặt nên cá nhân được phép góp vốn vào công ty bằng tiền mặt.
Hy vọng, bài viết về vốn điều lệ mà HGP Law chia sẻ sẽ giải đáp những thắc mắc, khó khăn của bạn khi góp vốn kinh doanh vào công ty.
Chúc quý bạn đọc thành công trong công việc kinh doanh, khi quý bạn đọc có nhu cầu thực hiện các dịch vụ liên quan đến thành lập công ty hãy liên hệ với HGP Law, chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn!
=> Tham khảo thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm
=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH; Thành lập công ty cổ phần