google-site-verification=PSReE0bDUuFxOis7nmDJle48Etjjr8c5R0t-9XsU3hI

Điều lệ công ty

Điều lệ công ty

Điều lệ công ty được ví như là đạo luật của doanh nghiệp, điều lệ gồm nội dung cơ bản của doanh nghiệp hoặc được các thành viên, cổ đông xây dựng dự trên nguyên tắc thỏa thuận, nhưng phải đảm bảo có những nội dung cơ bản theo hướng dẫn luật doanh nghiệp hiện hành. Điều lệ công ty xây dựng khi thành lập công ty là nguồn văn bản được áp dụng trực tiếp nhất điều chỉnh những vấn đề phát sinh của công ty, kể cả các tranh chấp của thành viên, cổ đông công ty. HGP Law sẽ chia sẻ cho các bạn hiểu điều lệ là gì? có cần thiết với doanh nghiệp không? những quy định cơ bản của điều lệ là gì? một số mẫu điều lệ tiêu biểu? Nguyên tắc và lưu ý khi xây dựng điều lệ.

=> Tham khảo bài viết Công ty là gì?

I. Điều lệ công ty là gì?

Điều lệ công ty là văn bản kam kết, thỏa thuận giữa chủ sở hữu với cơ quan nhà nước, giữa thành viên, cổ đông công ty với nhau nhằm ràng buộc bởi một luật lệ chung. Điều lệ công ty được xây dựng trên nguyên tắc thỏa thuận nhưng phải có những nội dung và điều kiện theo quy định của pháp luật

=> Tham khảo bài viết thành lập công ty

II. Tại sao phải có Điều lệ công ty?

Pháp luật Việt nam đã thừa nhận vai trò rất quan trọng của bản Điều lệ công ty bởi sự nhắc đi nhắc lại rất rất nhiều lần trong luật doanh nghiệp hiện hành các cụm từ như: “trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác”… quy định này nói đến nội dung của điều lệ luôn được công ty mang ra hoặc ưu tiên áp dụng điều chỉnh các quan hệ liên quan đến công ty.

Hầu hết hoạt động nội bộ công ty và mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh thì những quy định nêu ở Điều lệ công ty sẽ được ưu tiên làm nguồn áp dụng nếu nội dung có quy định tại Điều lệ, không trái với pháp luật. Vai trò của Điều lệ công ty được cụ thể hóa như sau:

1. Điều lệ công ty hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên, cổ đông công ty

Thông qua việc Điều lệ công ty có ghi nhận phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên chủ sở hữu đối công ty hợp danh và công ty TNHH hai thành viên trở lên; ghi nhận số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.

Điều lệ quy định các nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau khi nộp thuế cho nhà nước, phương án xử lý các khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh.

Điều lệ quy định các thành viên, cổ đông được tham gia họp nêu ý kiến, phát biểu tại các cuộc họp hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông

Điều lệ quy định thành viên, cổ đông sở hữu vốn, cổ phần nhất định được đề cử, ứng của và vị trí quản lý của công ty

Điều lệ còn quy định quyền được ưu tiên mua bán chuyển nhượng vốn góp, cổ phần của công ty cổ phần trong thời hạn 3 năm kể từ thời điểm thành lập

=> Tham khảo bài viết quy định Doanh nghiệp là gì?

2. Điều lệ công ty quy định, xây dựng nguyên tắc vận hành cho công ty.

Luật doanh nghiệp quy định Điều lệ công ty phải quy định cơ cấu tổ chức, quản lý công ty, từ đó xây dựng hệ thống tổ chức chặt chẽ, có sự phân, giao quyền năng rõ ràng, giúp cho hoạt động của công ty chủ động, thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều.

Nội dung được quy định trong Điều lệ làm căn cứ để thành viên, cổ đông, chủ sở hữu phải tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh, giúp thúc đẩy sự hoạt động ổn định, phát triển bền vững cho công ty và cũng là điều mong muốn của mỗi công ty.

3. Điều lệ công ty là nguồn áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh nội bộ công ty

Tranh chấp nội bộ công ty là điều không thể tránh khỏi trong quá trình hình thành, hoạt động và phát triển. Bởi công ty là một tổ chức được hình thành lên từ một hay nhiều chủ thế, có quan điểm, tính cách khác nhau, có quyền lợi và nghĩa vụ tương đối khác nhau.

Những tranh chấp này chỉ áp dụng theo Luật Doanh nghiệp, pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan để giải quyết chưa đảm bảo đầy đủ quyền, ý chí của thành viên, cổ đông. Vì pháp luật thường quy định chung cho các công ty, thực tế mỗi công ty lại là một tổ chức có những cá nhân khác nhau, những đặc thù riêng, có định hướng mục tiêu riêng, phương án kinh doanh riêng, có cơ chế hoạt động riêng, và nguyên tắc quản lý, lãnh đạo riêng. Những quy định trong Điều lệ sẽ phần nào phản ánh được những quy định đặc thù ấy.

Do vậy, cách thức giải quyết tranh chấp nội bộ giữa các công ty là không giống nhau, nếu mỗi công ty không có Điều lệ thì sẽ khó khăn hơn cho việc giải quyết mâu thuẩn khi có tranh chấp.

Điều lệ công ty là nguồn quan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình hình thành, hoạt động của công ty.

=> Tham khảo dịch vụ luật sư Doanh nghiệp

4. Điều lệ công ty quy định quy chuẩn, chuẩn mực chung

Khi nhìn vào Điều lệ các thành viên, cổ đông, người quản lý công ty sẽ biết được quyền và nghĩa vụ tương ứng của mình, cũng như quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông, người quản lý khác.

Người khác không phải thành viên, cổ đông công ty khi đọc Điều lệ công ty có thể biết được công ty này ở đâu, ai là người đại diện, đang kinh doanh lĩnh vực gì, vốn điều lệ bao nhiêu tiền thành viên, cổ đông sáng lập là ai, cơ cấu tổ chức như thế nào, những nguyên tác giải quyết tranh chấp phát sinh, phương án giải thể, phá sản doanh nghiệp,…

=> Tham khảo thủ tục Thành lập công ty TNHH;  Thành lập công ty cổ phần

III. Quy định về điều lệ công ty

Điều lệ công ty được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận của thành viên, cổ đông công ty, tuy nhiên phải đảm bảo có các nội dung nhu sau:
  1. Tên đầy đủ, địa chỉ trụ sở của công ty; tên đầy đủ, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh (nếu có);
  2. Ngành, nghề kinh doanh của công ty;
  3. Vốn điều lệ của công ty; tổng số cổ phần, các loại cổ phần và mệnh giá của từng loại cổ phần đối với loại hình công ty cổ phần;
  4. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên, cổ đông công ty; phần vốn góp và giá trị của mỗi thành viên, cổ đông công ty;
  5. Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối, cổ đông công ty;
  6. Điều lệ quy định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
  7. Người đại diện theo pháp luật đối với công ty TNHH, Cổ phần, trừ công ty hợp danh;
  8. Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết của công ty; nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn nội bộ công ty;
  9. Căn cứ và phương pháp xác định lương và thưởng cho cán bộ quản lý và Kiểm soát viên (nếu có);
  10. Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại vốn góp, cổ phần;
  11. Nguyên tắc chia lãi sau thuế và xử lý lỗ trong hoạt động kinh doanh;
  12. Các trường hợp, điều kiện giải thể, trình tự tiến hành giải thể và thủ tục thanh lý toàn bộ tài sản công ty;
  13. Thể thức, phương án sửa đổi, bổ sung Điều lệ.

=> Tham khảo quy định về trụ sở công ty

IV. Vốn điều lệ công ty là gì ?

Theo quy định Luật Doanh nghiệp, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu, các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua ngay khi thành lập công ty cổ phần.

  1. Vốn điều lệ công ty phải được ghi trong Điều lệ và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  2. Vốn điều lệ công ty sẽ ảnh hưởng đến mức lệ phí môn bài phải đóng hàng năm của công ty gồm
  3. Vốn điều lệ công ty trên 10 tỷ, mức đóng lệ phí môn bài: 3 triệu đồng/năm
  4. Vốn điều lệ công ty từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức đóng lệ phí môn bài: 2 triệu đồng/năm
  5. Đối với doanh nghiệp thành lập 6 tháng cuối năm mức đóng muôn bài bằng ½ mức đóng một năm tương ứng với phần vốn điều lệ đăng ký
  6. Vốn điều lệ công ty do chủ sở hữu, thành viên, cổ đông tự đăng ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác và số vốn đăng ký. Luật doanh nghiệp hiện hành không bắt buộc phải chứng minh vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký thành lập công ty.
  7. Lưu ý một số trường hợp kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, thì số vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định luật chuyên ngành quy định. Tuy nhiên tại thời điểm thành lập công ty không cần phải chứng minh số tiền vốn điều lệ đăng ký, chỉ cần ghi nhận vào điều lệ công ty tại thời điểm thành lập
  8. Các thành viên, cổ đông góp vốn sẽ phải lưu giữ các giấy tờ để chứng minh mình đã góp vốn vào công ty. Cũng như lấy đó làm căn cứ để phân chia lợi nhuận sau này.

=> Tham khảo quy định vê mã ngành nghề kinh doanh

V. 4 Mẫu điều lệ của công ty

Theo luật doanh nghiệp 2020 của Việt Nam quy định có 4 loại hình doanh nghiệp phải có điều lệ và điều lệ cũng là văn bản bắt buộc trong hồ sơ thành lập mới công ty. Các doanh nghiệp khi thành lập thường không để ý đến nội dung, lưu giữa điều lệ, nên khi phát sinh các tranh chấp không có đầy đủ căn cứ để xử lý giải quyết. Trên có sở đó HGP Law khuyên các doanh nghiệp nên đặc biệt lưu ý bảo quản. lưu giữ Điều lệ công ty cẩn thận như một tài sản đặc biệt của công ty. Các loại hình công ty bắt buộc phải có điều lệ bao gồm:

Công ty Cổ phần => Click tham khảo Điều lệ công ty cổ phần
Công ty TNHH 2TV => Click tham khảo Điều lệ công ty TNHH 2TV
Công ty TNHH 1TV => Click tham khảo Điều lệ công ty TNHH 1TV
Công ty Hợp danh => Click tham khảo Điều lệ công ty hợp danh

VI. Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng Điều lệ công ty

Để có thể soạn thảo Điều lệ công ty hoàn chỉnh và phù hợp với quy định của pháp luật, mong muốn của thành viên, chủ sở hữu công ty doanh nghiệp buộc phải dựa vào nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, Phải đảm bảo có đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, không được trái với các quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan khác,…

Thứ hai, Điều lệ công ty phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận đối với công ty nhiều thành viên. Điều lệ là một hợp đồng nhiều bên, quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên, quy định về cơ cấu, tổ chức, quản lý và hoạt đồng của doanh nghiệp cụ thể.

Thứ ba, Điều lệ khi thành lập công ty phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

  • Các thành viên hợp danh đối với loại hình công ty hợp danh.
  • Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với loại hình công ty TNHH một thành viên.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên người ký điều lệ là Thành viên cá nhân công ty và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
  • Đối với công ty cổ phần người ký điều lệ là các cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức.

Thứ tư, khi công ty muốn sửa đổi, bổ sung Điều lệ thì Điều lệ công ty mới bắt buộc phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

  • Đối với công ty hợp danh người ký là Chủ tịch Hội đồng thành viên
  • Đối với công ty TNHH Một thành viên người ký điều lệ thay đổi là Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên người ký điều lệ thay đổi là Người đại diện theo pháp luật.
  • Đối với công ty cổ phần người ký điều lệ thay đổi là Người đại diện theo pháp luật
=> Tham khảo thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm

VII. Những lưu ý khi xây dựng Điều lệ công ty

  1. Mỗi công ty phải có một bản Điều lệ riêng phù hợp với cơ cấu tổ chức, mục tiêu và tình hình thực tế của công ty mình, Không nên sao chép điều lệ của công ty khác, vì sẽ dẫn đến những quy định không phù hợp với hoàn cảnh của công ty mình
  2. Điều lệ nên xây dựng, soạn thảo dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận giữa các thành viên, cổ đông công ty và phải được thông qua tại các cuộc họp, tiến hành biểu quyết theo quy định pháp luật, do người có quyền hạn ký thông qua ngay trên bảng điều lệ.
  3. Pháp luật quy định công ty có quyền tự quyết trong việc thỏa thuận, xây dựng Điều lệ công ty, nhưng phải tuân thủ nội dung cơ bản và sự tự do trong khuôn khổ, nghĩa là nội dung của Điều lệ phải đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật và đồng thời, các quy định không được xâm phạm quyền và lợi của thành viên công ty và bên thứ ba.

Trên đây là những thông tin, kiến thức về Điều lệ công ty. HGP Law hi vọng sẽ giúp khách hàng lưu ý và lưu giữ điều lệ một cách cẩn thận. còn vấn đề gì chưa rỡ khách hàng liên hệ lại HGP Law qua Hotline để được hỗ trợ miễn phí

Khách hàng giúp HGP Law bình luận của mình sau khi đọc xong bài viết này, để HGP Law hoàn thiện mình và cung cấp thông tin hữu ích hơn cho khách hàng

Trân trọng,

Chúc bạn thành công

=> Tham khảo quy trình thủ tục thành lập chi nhánh

=> Tham khảo bài viết Công ty TNHH 1TV là gì?, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần là gì?

Gửi yêu cầu tư vấn

Chấm điểm cho bài viết này

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

Điều kiện thành lập công ty tại Bắc Giang
Thành lập chi nhánh tại Bắc Giang
Thủ tục giải thể văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Đăng ký mã số mã vạch



Hotline: 0973931600